6 mô hình hoạt động của nền tảng kênh OTA bán phòng cập nhật

Hiện nay nền tảng bán phòng trực tuyến qua mạng internet đã trở nên phổ biến, nó có nhiều ưu điểm so với cách bán phòng truyền thống. Dưới đây là 6 mô hình hoạt động của nền tảng kênh OTA bán phòng cập nhật được chúng tôi tổng hợp và phân tích.

Txl 6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat
Txl 6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat

Nếu bạn chưa biết gì về OTA và cách hoạt động của nó thì xem thêm các bài viết tại đây:

Mô hình kênh OTA truyền thống

Mô hình kênh OTA chỉ phòng lưu trú

Đây là mô hình ban đầu của OTA, các phòng hay dịch vụ được đăng bán trên các nền tảng bán phòng trực tuyến như booking.com; agoda; traveloka, expedia, vntrip, mytour, ivivu, gotadi…

6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Agoda.com
6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Agoda.com

Mô hình kênh OTA giá trọn gói: phòng, vé máy bay

Sau các mô hình bán phòng đơn lẻ, hệ thống đã tích hợp thêm việc tìm kiếm các dịch vụ du lịch đi kèm như vé máy báy, vé tàu, vé xe đưa đón vào gọi chung là package/ gói combo du lịch. Việc tham gia mua theo gói bao giờ cũng được ưu đãi hơn so với đặt phòng đơn lẻ.

6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Combo Vntrip
6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Combo Vntrip

Mô hình kênh OTA giá đồng giá

Hiện nay đã có một số đơn vị OTA đã đưa ra mô hình OTA đồng giá ví dụ: 1.999.000đ, 2.599.000đ, 3.999.000đ…cho dịch vụ du lịch bao gồm vé, phòng khách sạn.

.

6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Donggia Vntrip
6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Donggia Vntrip

Mô hình kênh OTA so sánh giá, review

Đây là mô hình trung gian của trung gian so sánh hiển thị giá rẻ nhất của các nền tảng trực tuyến để khách hàng có thể truy cập và đặt phòng tại trang đích OTA (có giá thấp nhất hoặc được gợi ý)

6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Review So Sanh Gia
6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Review So Sanh Gia

Mô hình OTA tìm kiếm theo bản đồ

Đây là mô hình để khách hàng có thể tìm các cơ sở lưu trú theo địa điểm như hotwire khách hàng chỉ cần gõ điểm điến, hệ thống sẽ gợi ý và hiển thị các cơ sở lưu trú tại khu vực đó và các ưu đãi liên quan

6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Dia Diem Ban Do Hotwire
6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Dia Diem Ban Do Hotwire
6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Dia Diem Ban Do Hotwire Ket Qua
6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Dia Diem Ban Do Hotwire Ket Qua

Mô hình OTA vận hành qua các app viễn thông, ngân hàng, cổng thanh toán

Đây là mô hình trung gian, cũng không còn mới và nếu bạn để ý thì cũng sẽ thấy các app có lượng người sử dụng lớn thường có đa chức năng và tính năng đặt phòng được tích hợp cùng giúp việc thanh toán, đặt phòng được dễ dàng hơn

Mô hình OTA app nghỉ giờ

Đây là mô hình đánh đến một phân khúc khách hàng hẹp hơn cho các cặp đôi hoặc các vị trí gần ga tàu, sân bay khách sẽ nghỉ lại trong một khoảng thời gian ngắn.

6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Go2joy Nghi Gio
6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat Go2joy Nghi Gio

Mô hình B2B cho khách hàng đại lý/ công ty

Đây là mô hình bán trực tiếp phòng cho các đại lý du lịch/ công ty mua số lượng lớn hoặc thường xuyên. Ưu điểm là các đặt phòng được hiển thị giá ưu đãi lớn và dành riêng cho đối tượng khách đi công tác, du lịch theo đoàn, bạn không phải mất công làm việc hay ký hợp đồng với các cơ sở lưu trú.

Txl 6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat B2b Gotadi
Txl 6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat B2b Gotadi

Câu hỏi đặt ra làm sao để cơ sở lưu trú (khách sạn, homestay…) của bạn xuất hiện trên các nền tảng kênh OTA này? Câu trả lời là bạn hãy đăng ký kênh OTA để bán phòng và đưa ra những chương trình giá ưu đãi, tối ưu để hệ thống vận hành được tốt.

Txl 6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat B2b Bedlinker2
Txl 6 Mo Hinh Hoat Dong Cua Nen Tang Kenh Ota Ban Phong Cap Nhat B2b Bedlinker2

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

Câu chuyện cuộc đời Tony Tan Caktiong ông chủ đế chế thức ăn nhanh huyền thoại

“Từ khởi đầu đầy khiêm tốn vươn lên đỉnh cao thế giới” là những từ xúc tích nhất để tóm gọn lại câu chuyện cuộc đời của Tony Tan Caktiong, hiện đang là chủ tich và CEO của công ty cổ phần thực phẩm Jollibee, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất Philippines.

Txl 1 29354

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó di cư từ miền Đông Nam Trung Quốc sang Philippines với mong muốn thoát khỏi cảnh cơ cực, có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, anh đã bắt tay vào công việc kinh doanh nhà hàng từ khi còn rất trẻ, khi mà cha anh cũng bắt đầu mở một nhà hàng. Với sự giúp đỡ của toàn bộ gia đình, nhà hàng đó đã đem lại thu nhập và điều đó đã giúp Caktiong có thể đủ tiền theo học chuyên ngành kĩ sư hóa học tại Manila.

Vào năm 22 tuổi, trong một lần đi thăm nhà máy kem, anh  đã vô cùng thích thú và bắt đầu chính thức đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng: dựa vào số tiền tiết kiệm của gia đình, anh đã nắm lấy cơ hội nhượng quyền thương mại của hãng kem Magnolia Dairy và mở hai cửa hàng kem. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, anh đã thêm các món nóng và sandwiches vào thực đơn, và những món đó đã được minh chứng thực tế rằng chúng còn được ưa thích hơn cả kem. Ba năm sau đó, vào năm 1978, anh đã quyết định tận dụng sự phát triển này, ngưng việc nhượng quyền thương hiệu Magnolia và chuyển sang kinh doanh chi nhánh thức ăn nhanh.

Nhượng quyền kinh doanh

Tập đoàn chế biến thực phẩm Jollibee tin tưởng vào mô hình nhượng quyền kinh doanh thông qua việc khai thác một nửa số chi nhánh Philippines. Để bảo vệ chất lượng phục vụ cũng như thực phẩm của công ty, các chuỗi cửa hàng tiềm năng phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể (doanh nhân tự định hướng, sở hữu những kĩ năng quản lý, kĩ năng giao tiếp và ứng xử trước cộng đồng tốt)

Bảo vệ thương hiệu và thực thi pháp luật

Tên thương hiệu Jollibee  và những ý nghĩa tích cực của nó biến thành mục tiêu cho những kẻ chuyên nhái thương hiệu. Caktiong nói rằng ông đã từng gặp rất nhiều nơi bán quần áo hoặc giầy dép cũng lấy thương hiệu “Jollibee”. Ở nhiều nước, họ còn mở một cửa hàng thức ăn nhanh lấy tên “Jollibee”, thậm chí sử dụng cùng một bản vẽ.

Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu, tập đoàn chế biến thực phẩm Jollibee đã có biện pháp đối với những hành vi xâm phạm thương hiệu. Anh nhấn mạnh rằng nếu không có biện pháp ngăn chăn những hành động này, thương hiệu sẽ dần bị bão hòa theo thời gian. Mặt khác anh cũng ý thức sâu sắc rằng việc nhái thương hiệu sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế xã hội, làm ảnh hưởng tới sức khỏe khách hàng bởi những thương hiệu giả này sẽ không có trách nhiệm với những hành vi của mình, điều này dẫn đến việc khách hàng hoang mang, mất niềm tin vào các thương hiệu lớn, mọi quy tắc xã hội sẽ bị phá vỡ.

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Jollibee là nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng nhất Philippines. Kể từ khi thành lập vào những năm cuối thập kỉ 70, tập đoàn chế biến thực phẩm Jollibee đã phát triển một cách ngoạn mục: Ngày nay, Jollibee đã chiếm được hơn 50% thị phần tại Philippines và sở hữu hàng trăm nhà hàng trên toàn đất nước.

Txl 1 29356

Bảo vệ thương hiệu thông qua việc đăng kí thương hiệu quốc gia và quốc tế đã đóng vai trò đáng kể trong thành công của Jollibee – nhưng nếu không có một thương hiệu nổi tiếng cùng với chất lượng dịch vụ và chất lượng thực phẩm cao, sẽ rất khó cho Jollibee để chinh phục thị trường thức ăn nhanh đầy cạnh tranh. “Sở hữu trí tuệ đang trở nên rất quan trọng bởi bạn phải khiến mình khác với những đối thứ xung quanh – đó là một thị trường vô cùng cạnh tranh trong đó bạn cần tạo ra một thứ thật đặc biệt”, Caktiong đã kết luận.

Nhãn hiệu và thương hiệu

Nhận ra rằng cần có tên thương hiệu và logo cho doanh nghiệp mới của mình, Caktiong và gia đình của anh đã quyết định sử dụng hình ảnh một con ong đỏ đang mỉm cười. Họ chọn hình tượng con ong bởi nó gợi liên tưởng tới sự chăm chỉ và bởi vì mật ong đại diện cho những điều ngọt ngào trong cuộc sống. Cụm từ “jolly” được đặt lên phía trước có ý nghĩa bao hàm cho sự vui vẻ, hạnh phúc. Jollibee đã đầu tư hàng triệu pesos để đăng kí thương hiệu “ bee – con ong” ở Philippines và các quốc gia khác.

Txl 1 1366

Tony-Tan-Caktiong-Jollibee (3)

Cùng với chiến lược quảng cáo và marketing thông minh, thương hiệu này đã đánh trúng tâm lý người dân. Theo Caktiong chia sẻ thì từ một thương hiệu khá thô sơ với hình ảnh chú ong lạ lẫm, không một ngân hàng nào dám đầu tư vào năm 1978, Jollibee và nụ cười luôn thường trực trên môi, giờ đây đã trở thành một thương hiệu khét tiếng, một câu chuyện thành công đích thực của Philippines và được coi như niềm tự hào dân tộc. Tính đến thời điểm hiện tại thương hiệu, Jollibee đã có tài sản lên tới vài tỉ pesos.

Txl 1 29355

Theo như Caktiong giải thích thì nhãn hiệu đã giúp tăng giá trị doanh nghiệp lên rất nhiều lần. Đối vói khách hàng, họ thể hiện niềm tin với công ty hoặc niềm tin với thương hiệu vì những món ăn độc đáo, ngon miệng, những trải nghiệm về không gian, dịch vụ, và tất nhiên họ cũng sẽ tự hào khi trở thành một phần đóng góp xây dựng nên thương hiệu này.

Ngày nay, tập đoàn chế biến thực phẩm Jollibee đã sử dụng 8 thương hiệu độc quyền (bao gồm “Jollibee” cho doanh nghiệp thức ăn nhanh cốt lõi, “Greenwich” cho chuỗi cửa hàng pizza và mỳ ống, và “Chowking” cho chi nhánh thực phẩm Á Đông của họ), sở hữu nhiều nhãn hiệu ( bao gồm “Bee Happy”, “Yumburger” , “Chickenjoy” và “Amazing Aloha”) đồng thời cũng đã đăng kí logo cho tất cả nhãn hiệu đó.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Người sáng lập ra KFC – Đại tá Harland Sander thành công ở tuổi 65 và từng thất bại 1009 lần

Dù bạn có thích ăn KFC hay không, câu chuyện về  cuộc đời của Đại tá Harland Sanders – người sáng lập của KFC thực sự đáng kinh ngạc. Nó có tác dụng truyền cảm hứng tới tất cả mọi người rằng chỉ cần có sự kiên trì, tận tụy, cống hiến và khát vọng đi kèm với sự chăm chỉ, thì dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng có thể thành công. Đại tá Harland Sanders đã trở thành một hình tượng cả thế giới biết đến qua việc tiếp thị thông điệp “Finger licking good” hay còn gọi là “Hương vị thơm ngon trên từng ngón tay” – Gà rán Kentucky.

Một trong những khía cạnh đáng kinh ngạc nhất trong cuộc đời ông là thực tế khi ông bước sang tuổi 65, sau khi kinh doanh nhà hàng rất nhiều năm trước, Harland Sanders nhận ra bản thân đang trong tình trạng trắng tay. Ông ấy về hưu và phải nhận trợ cấp xã hội ở mức 105 dollars. Và đó mới là khởi đầu của câu chuyện, đánh dấu bước ngoặt về tài chính và danh vọng của ông, câu chuyện mà cả thế giới phải ngưỡng mộ, tạo niềm tin cho rất nhiều người đang chuẩn bị bắt tay vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng.

Txl 1 29357

Đại tá Harland Sanders là một người bạn, một đồng nghiệp luôn yêu thích và sẵn lòng sẻ chia những công thức chế biến gà rán của mình. Ông đã nhận được rất nhiều lời khen của những người đã nếm thử món gà của ông. Hiện tại thì ông đã về hưu ở độ tuổi mà tất cả mọi người đều nghĩ là giai đoạn của sự nghỉ ngơi, giải trí, dưỡng lão, đại tá lại quyết định kinh doanh công thức chế biến gà của mình. Với số vốn và phương tiện truyền thông ít ỏi, đại tá Sanders đã phải đi đến gõ cửa từng nhà và các cửa hàng ở xung quanh khu vực địa phương. Ông ấy muốn hợp tác với một vài người có khả năng đẩy mạnh, quảng bá công thức chế biến gà rán của ông. Tất nhiên, không cần phải nói cũng biết, ông nhận được rất ít sự quan tâm. Họ đều cho rằng ông đang làm một việc kì quặc, chẳng đáng bận tâm.

Ông ấy bắt đầu đi tới những nhà khác, ở xa hơn, bằng ô tô của mình và tự tay chế biến món gà rán ngay tại chỗ cho các chủ nhà hàng. Nếu chủ nhà hàng đó thích món gà rán của ông, họ sẽ đồng ý hợp tác bán món đó trong nhà hàng của họ. Theo những gì được biết, ông đã nghe 1009 lời từ chối trước khi nhận được một lời đồng ý.

Txl 1 29358

Một cửa hàng KFC tại Trung Quốc

Đúng vậy, tôi có thể nhắc lại một lần nữa. Ông ấy đã bị từ chối một – trăm – linh – chín – lần trước khi được một chủ nhà hàng chấp nhận. Đây cũng là lần đầu tiên đại tá đứng trước một của hàng KFC của chính mình. Thỏa thuận được đưa ra là với mỗi phần gà nhà hàng bán được Sanders sẽ nhận được 1 nikel. Nhà hàng sẽ nhận được các gói thảo dược và gia vị bí mật của đại tá để tránh việc công thức bị hé lộ. Vào năm 1964, Đại tá Sanders đã sở hữu 600 chuỗi nhà hàng bán món gà mang thương hiệu của ông. Vào thời điểm đó ông đã bán công ty với giá 2.000.000 dollars nhưng vẫn là người phát ngôn của công ty. Vào năm 1976, đại tá đã được xếp hạng là người nổi tiếng dễ nhận ra thứ hai thế giới.

Txl 1 29359

Qủa thực câu chuyện về đại tá Sander khởi nghiệp vào tuổi 65 thật sự đáng kinh ngạc, khi mà những người cùng độ tuổi đã về hưu, ông lại vẫn cố gắng nỗ lực xây dựng thương hiệu, tạo ra một đế chế KFC lan tỏa toàn cầu.

Vậy nên bạn hãy “Tin tưởng. Dám ước mơ. Cố Gắng. Nhất định sẽ thành công. Tuổi tác thực sự không phải vấn đề!”. Giờ thì tôi cũng cảm thấy đói bụng rồi. Bạn có muốn cùng thưởng thức một phần KFC, nhâm nhi một cốc pepsi, cảm nhận hương vị độc đáo mà đại tá Sander đã mang đến cho thương hiệu nổi tiếng này.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Những câu chuyện về kinh doanh nhà hàng thành công

Chúng ta hãy cũng xem lại tiểu sử của 4 doanh nhân thành công trong kinh doanh nhà hàng để biết rõ hơn về bí quyết thành công của họ.

Adam Willner, 39 tuổi người sáng lập ra Zao Noodle Bar.

Miêu tả: Một nhà hàng với 6 địa điểm phục vụ đủ loại món ăn Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.

Chi phí ban đầu: 500.000$ năm 1996.

Doanh thu dự kiến: 6,3 triệu $

Cập nhật: Kể từ khi chính thức trở thành doanh nhân năm 2001, Willner đã chuyển trụ sở từ El Cerrito, California đến San Francisco. Và năm 2005, ông dự định mở một địa điểm mới ở Portland, Oregon.

Tìm kiếm người tài: Huy động vốn và tìm đúng địa điểm chỉ là 1 vài vấn đề mà Willner gặp phải khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng. Khi doanh nghiệp của ông ta phát triển, khó khăn trong việc tìm được nhân viên có đầy đủ năng lực, phẩm chất cũng là một vấn đề lớn. Ông đã từng nói “Bạn phải chắc chắn chọn được đúng người vào đúng vị trí cho nhà hàng của bạn”

Lập trước kế hoạch: Sau khi dành 9 tháng lập kế hoạch cho Zao Noodle Bar và mạng lưới trong ngành kinh doanh nhà hàng, Willner nghĩ rằng đã rèn luyện đủ để tiên đoán trước các vấn đề tương lai. Nhưng ông ấy nhận ra rằng bắt tay vào kinh doanh nhà hàng luôn phải đối mặt với những vấn đề không thể lường trước.

Ông ấy nhấn mạnh tầm quan trọng của kế hoạch. “Bạn có thể vượt qua một vài chướng ngại, khó khăn nhưng không thể vượt qua nếu chúng tới dồn dập một lúc. Vậy nên lập một kế hoạch cho nơi có ít những chướng ngại sẽ tốt hơn cho bạn”.

Zao nói rằng: Những người kinh doanh nhà hàng nên tập trung vào việc phục vụ khách hàng, lắng nghe họ, đem tới cho họ một bữa ăn cũng như trải nghiệm tuyệt vời. “Bạn phải có một niềm đam mê to lớn với kinh doanh bởi ở đó sẽ có rất nhiều khó khăn, trở ngại và niềm đam mê đó sẽ giúp bạn vượt qua tất cả”.

Txl 1 29361

Zao Home

Sheila McCann, 40 tuổi, người sáng lập ra “House of Bread”

Miêu tả: Chuỗi cửa hàng bánh mỳ nhỏ với 10 địa điểm nhượng quyền thương mại.

Chi phí ban đầu: 188.000 $ năm 1996.

Doanh thu dự kiến năm 2004: 250.000$ đến 750.000$ trên mỗi tiệm bánh.

Cập nhật: Kể từ khi tiệm bánh San Luis Obispo, California của McCann mang phong cách đặc trưng của cô được xây dựng vào tháng 11 năm 2000, đã có thêm 7 cửa hàng nữa được mở của sớm hơn dự kiến ở Arizona, California, Louisiana, Minnesota và Washington.

Thử thách: Theo cô thì thử thách lớn nhất trong quá trình kinh doanh nhà hàng là tìm được một địa điểm đẹp và người chủ nơi đó phải sẵn sàng cho thuê mặt bằng để mở cửa hàng. Khi cựu luật sư mở cửa hàng “House of Bread đầu tiên”, cô ấy đã phải cạnh tranh với rất nhiều cửa hàng, các tập đoàn trong nước lớn mạnh hơn rất nhiều, nên ít ai tin rằng cô có thể thành công. Cô đã nói rằng: “Khi tôi bắt đầu sự nghiệp, tôi chỉ là một phụ nữ độc thân mở tiệm bánh và những người cho thuê mặt bằng không hề quan tâm đến tôi”.

Vượt qua: Để vượt qua trở ngại về địa điểm, McCann đã làm bánh mỳ và bánh cookies mang tới tận nơi cho những chủ nhà đất và tự mình làm marketing. Cô ấy nói rằng “Tôi đi đến những người kế bên, là chủ doanh nghiệp thuê chung một địa điểm. Tôi truyền đạt những thứ tôi đang làm với họ, thuyết phục để họ nói những điều tốt đẹp về tôi”.

Chọn lọc lời khuyên: McCann nói rằng doanh nghiệp của cô ấy phát triển bởi cô ấy chú ý tới lời khuyên của những người đi trước. “Nếu bạn không thể bán bánh mỳ, hãy quên đi việc làm bánh mỳ”.

Cô ấy thừa nhận, một phần thành công của bản thân là đầu tư vào bất cứ điều gì giúp cô ấy bán được sản phẩm. Ví dụ, bàn làm việc ở văn phòng cô ấy chỉ trị giá 50$ nhưng cô ấy sẵn sàng chi tiền để mua một chiếc kệ đựng bánh bằng gỗ tốt nhất.

Không bao giờ nói “không”: Kiên trì là một trong những chiến lực McCann đã áp dụng để bước chân vào thị trường. Lời khuyên của ấy cho những doanh nghiệp mới sáng lập là “Đừng từ bỏ. Hãy kiên trì”. Ngoài ra những sản phẩm ngon nhất được làm bằng những nguyên liệu đắt nhất cũng giúp cô rất nhiều. “Bạn phải cạnh tranh về chất lượng, bởi những doanh nghiệp lớn không thể sản xuất đại trà hàng loạt. Đó chính là lý do khiến chúng tôi khác biệt”.

Txl 1 29360

Steele Platt, 45 tuổi, người sáng lập và CEO của Yard House.

Mô tả: Một nhà hàng được truyền cảm hứng bởi phong cách cổ điển rock “n” roll, phục vụ thực đơn kết hợp giữa ẩm thực Mỹ và là một trong những lựa chọn tốt nhất thế giới về bia tươi.

Chi phí ban đầu: 150.000$ năm 1995. Platt đã huy động được 900.000$ mà không cần sự giúp đỡ của bạn bè hay gia đình; chủ nhà đất nơi anh thuê mặt bằng mở của hàng cũng đã đóng góp hơn 2 triệu $.

Doanh thu dự kiến năm 2004: 70 triệu $

Cập nhật: Kể từ khi chúng tôi cập nhật tiểu sử của Platt tháng 2 năm 2004, Platt vẫn tiếp tục đẩy mạnh Yard House phát triển vượt lên trên 7 nhà hàng gần đây. Anh đã mở thêm 3 cửa hàng: ở Illinois, California và Florida. Platt nói: “Chúng tôi đang định vị bản thân chuẩn bị cho sự tăng trưởng vững mạnh sau này”.

Cùng nhau vượt qua: Theo như Platt, chướng ngại lớn nhất khi bắt đầu mở một nhà hàng là sắp xếp mọi thứ theo quy củ, tập hợp các nhân tố, biến những ý tưởng thành mô hình làm việc để phất triển cơ sở nhân viên. Platt nói rằng “Tôi có thể khẳng định rằng 70% thuộc về năng lực và 30% thuộc về may mắn. Anh ấy cũng vô cùng biết ơn với thành công trước đây của anh trong kinh doanh quán bar và nhà hàng. Platt đã từng là 1 triệu phú năm 26 tuổi, nhưng đã mất tất cả vào năm 31 tuổi. Giờ đây, anh lại trở lại vị trí hàng đầu và quyết định sử dụng kinh nghiệm của mình để đứng vững ở vị trí này. Anh đã nói “Tôi đã từng làm việc này trước đây nên thời gian này tôi tự cảm thấy đủ may mắn khi chọn đúng người, đúng thời điểm. Những người tài tạo ra mọi sự khác biệt”.

Lời khuyên:  Lời khuyên tốt nhất Platt đã nhận được khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng: “Không bao giờ nói không. Vượt qua mọi chướng ngại vật mà những người luôn có ý định loại bỏ bạn ra khỏi thị trường tạo ra”.

Phải biết “bơi”: Platt đã thúc đẩy những tham vọng của các ông chủ nhà hàng để biết về sự cạnh tranh. Platt nói rằng: “Bạn phải biết ai là đối thủ của bạn. Điều tốt nhất bạn nên làm là đảm bảo rằng bạn có một thị trường riêng biệt độc đáo, trước khi bạn định tiến xa hơn. Đừng nên cố gắng bắt chước những thứ đã tồn tại trước đó khá lâu và cố gắng làm tốt hơn những người đã có hơn bạn 5 năm kinh nghiệm. Đừng bơi chung bể với một con cá mập”.

Txl 1 29362

Todd Grave, 32 tuổi, người sáng lập và CEO của Raising Cane’s Chicken Fingers.

Txl 1 29363

Mô tả: Một nhà hàng phục vụ nhanh với món chính là chân gà và nướng sốt đặc trưng.

Chi phí ban đầu: 140.000$ (90.000 tiền mặt và 50.000 tiền vay nợ SBA)

Doanh thu dự kiến: 33 triệu $.

Cập nhật: Kể từ khi chúng tôi cập nhật tiểu sử của anh tháng 11 năm 2003, gần đây Todd Grave đã mở thêm ba cửa hàng ở Louisiana với 15 của hàng trước đó. Trong 12 tháng tới, anh đã lên kế hoạch mở hơn 10 công ty sở hữu nhà hàng ở  Louisiana, Mississippi và Texas cũng như 5 chuỗi nhà hàng quanh đất nước.

Những tiếng cười cuối cùng: Graves nói rằng chướng ngại vật lớn nhất là tài chính. “Sau khi lập kế hoạch kinh doanh, mua một bộ vest, một chiếc cặp, tôi đi đến khắp các ngân hàng trong thị trấn để đầu tư vào nhà hàng chân gà đầu tiên của tôi”. Họ cười cợt, chế nhạo anh ấy, nói anh ấy rằng miền nam Louisiana sẽ không bao giờ ủng hộ nhà hàng chỉ phục vụ chân gà. Các nhà đầu tư nói với anh ấy những điều y hệt, nhưng sự chối từ chỉ làm tăng nhiệt huyết biến giấc mơ thành sự thật của anh.

Anh ấy nhận ra rằng anh ấy sẽ kiếm tiền bằng chính khả năng của mình. Graves nói: “Tôi đã làm việc 4 tháng trong một nhà máy lọc dầu tại Los Angeles, xoay vòng liên tục bảy ngày một tuần, 12 giờ một ngày. Sau đó, tôi đã trải qua bốn tháng ở Alaska để làm việc. Sự chăm chỉ của anh thực sự đã được đền đáp theo đúng nghĩa đen. Khi trở về quê nhà ở Baton Rouge, anh ấy đã dành dụm được một số vốn và thuyết phục được một số nhà đầu tư cho dự án. Họ cảm thấy anh ấy thực sự xứng đáng.

Tập trung: Lời khuyên anh ấy nhận được là “Tập trung phát triển tốt hơn là quá cầu toàn”.

Đam mê: Graves nói “Chắc chắn rằng bạn yêu thích việc kinh doanh nhà hàng. Đây là một công việc khá khó khăn, và bạn phải thực sự yêu thích nó mới thực sự thành công. Bất cứ ai cũng có thể bắt chước phong cách của các nhà hàng khác. Nó luôn luôn xảy ra, nhưng niềm đam mê và nền văn hóa của bạn sẽ tạo ra phong cách riêng thu hút khách hàng”.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Bí quyết kinh doanh thành công chuỗi cafe Urban Station

Khởi nghiệp với một quán cà phê nho nhỏ ven đường, đến nay Urban Station đã là một thương hiệu cà phê có tiếng ở Sài Gòn với khoảng 30 quán và 300 nhân viên. Mấy ai biết được thương hiệu tưởng như rất “toàn cầu” này lại là của 2 chàng trai người Việt Nam: Đinh Nhật Nam và Nguyễn Hải Ninh.

Txl 1 29386

Thay đổi để thành công trong kinh doanh

Người yêu cà phê dễ dàng nhận ra sự hiện diện của Urban Station ở những vị trí đắc địa. Để có được thành công này, Nhật Nam (sinh năm 1989, học chuyên ngành quản trị kinh doanh) và Hải Ninh (sinh năm 1987, chuyên ngành hóa thực phẩm) đã phải nếm trải không ít khó khăn, thua lỗ và từng có lúc tính đến chuyện giải thể.

Sau giai đoạn chuẩn bị, giữa năm 2011, “đứa con đầu lòng” khá khiêm tốn từ số vốn 250 triệu đồng của Nam và Ninh ra đời. Thời gian đầu, Urban Station kinh doanh vấp phải nhiều khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng thay đổi thói quen uống cà phê, trải nghiệm không gian mới và sự khác biệt của sản phẩm.

Urban Station Coffee – kinh doanh thông minh

Thêm nữa, ban đầu do tập trung vào mô hình “take away” (cà phê mang đi) đang thịnh hành, quầy bar của Urban Station được đẩy ra ngoài, ghế cao không dựa, bàn nhỏ… nhằm hạn chế khách ngồi lâu, tiết kiệm không gian. Điều này vô hình trung kìm hãm sự phát triển của Urban Station trong suốt 6 tháng đầu.

“Bản thân thương hiệu phải làm cho mọi người yêu thích, cảm thấy thoải mái. Nếu đã không thích thì đừng nói là ngồi, ngay cả việc “take away” khách cũng không đến”, Nam chia sẻ.

Txl 1 29387

Đinh Nhật Nam, 26 tuổi. Sáng lập, giám đốc marketing chuỗi cà phê Urban Station.

Xâu chuỗi va chạm thực tế với những kiến thức chuyên ngành có được, Nam và Ninh nhận ra mô hình “take away” không hợp với văn hóa Việt. Thời điểm đầu nó có thể trở thành một trào lưu nhưng về lâu dài người Việt vẫn cần một chỗ ngồi, một không gian thưởng thức cà phê đúng nghĩa.

Đó chính là lý do đưa hai ông chủ trẻ đến quyết định thay đổi hướng kinh doanh. Bàn ghế được kê nhiều hơn, quán mở rộng ra, có chỗ để xe… để níu chân khách. Sự thay đổi giúp quán từ lỗ trung bình 10 triệu đồng/tháng đến dần hòa vốn rồi sinh lời.

Bắt được tín hiệu tích cực, Nam và Ninh tiếp tục mở quán thứ hai không thiên về cà phê mang đi mà chỉ xem đó là giá trị cộng thêm. Với “ngoại hình” mang phong cách đường phố, bụi bặm và hiện đại rất riêng đến từ chiếc cửa sơn đỏ, những bộ bàn ghế cao ngồi duỗi thẳng chân hoặc sofa bài trí xéo góc lạ mắt, không gian tràn ngập ánh sáng cùng tiếng nhạc vui tươi, Urban Station đã được “định vị” trong muôn vàn quán cà phê “take away” mọc lên khắp nơi.

Txl 1 29389

Bên cạnh việc tạo dựng một môi trường để khách hàng tận hưởng giữa nhịp sống hối hả ngay từ những ngày đầu, Nam và Ninh đã chú trọng đến việc định hướng phát triển hệ thống sản phẩm đa dạng, độc đáo (từ cà phê, ice-blended, smoothie, cookie, soda… đến Italia sorbet) thông qua việc cộng tác với Võ Pháp – giải nhất Barista (nghệ nhân pha chế cà phê) quốc tế ngay từ ngày đầu.

Yếu tố này cũng góp phần làm thay đổi cách nhìn của khách hàng từ định nghĩa “take away” theo nghĩa “mang đi” sang “nhận biết dựa trên sản phẩm”. Vẫn có không gian để thư giãn, tán gẫu, làm việc nhưng ở Urban Station khách hàng còn được thưởng thức sản phẩm “take away” với mức giá bình dân.

Tăng thêm giá trị dịch vụ kinh doanh

“Từ mô hình hoàn chỉnh, lần lượt các bản sao được Urban Station lập ra. Đến cái thứ ba, thứ bốn thì Urban Station nhận được nhiều sự quan tâm với nhiều lời đề nghị nhượng quyền, hợp tác. Đến nay, Urban Station đang chờ đón sự ra đời của cửa hàng thứ 30, với thị trường mở rộng ở TP.HCM, Biên Hòa, Hà Nội, Vũng Tàu, Đà Lạt, Đà Nẵng…”, Hải Ninh hồ hởi chia sẻ. Tuy vậy, sự phát triển ngoài kỳ vọng cũng song hành với những khó khăn, rủi ro trong quản lý con người, vận hành. Chính Nam cũng thừa nhận: “Thời gian đầu tôi cảm thấy sợ vì không thể đáp ứng được sự phát triển quá nhanh chóng, nên luôn thận trọng trong mỗi quyết định”.

Nguồn vốn cũng là một vấn đề đáng cân nhắc. Để giải quyết điều này, Urban Station đang phát triển theo hai hướng. Một là những cửa hàng do Công ty trực tiếp đầu tư, vận hành; hai là cửa hàng hợp tác chứ không thiên hẳn về nhượng quyền thương hiệu.

Thay vì “mua đứt bán đoạn”, Nam và Ninh chọn con đường hợp tác để có thể nắm quyền kiểm soát chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ của nhân viên ở tất cả các cửa hàng có chung một sản phẩm; chấp nhận đi từng bước chậm mà chắc để đảm bảo mang đến cho khách hàng những cảm nhận đồng đều như những gì mà họ từng cảm nhận.

Nam khẳng định: “Chúng tôi không thay đổi, bây giờ và cả sau này cũng không, những cái làm chúng tôi khác biệt là không gian phố thị ngập tràn hương cà phê, là gu cà phê nhẹ nhàng say đắm, là sự thân thiện của bè bạn. Bên cạnh đó, những buổi nhạc sống, những sự kiện sôi động cũng được chúng tôi bổ sung và chăm chút”.

Nam chia sẻ thêm: “Nếu liều có lẽ Urban Station đã mở rộng ra đến Đông Dương vì có nhiều doanh nghiệp nước ngoài ngỏ lời về việc nhượng quyền, nhưng thay vào đó sẽ là những chiến lược riêng phát triển ở những thị trường nằm dưới sự kiểm soát của mình, cộng thêm việc phát triển”.

Song song với việc tăng cường sự nhận biết của khách hàng về những giá trị sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu mang lại, Urban Station đang thử nghiệm kinh doanh các loại thức ăn nhanh như mỳ ý, xúc xích lắc, cơm cấp đông, bánh mì tươi… để tăng thêm giá trị dịch vụ cho khách hàng.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Emmanuel Eger, con đường từ một cậu bé đam mê nấu ăn trở thành đầu bếp trứ danh

Txl 1 29378

Emmanuel Eger

Vào năm tròn tám tuổi, Emmanuel đã xin bố mẹ món quà sinh nhật là bộ đồ dùng nhà bếp, điều này thực sự đã khiến bố mẹ anh những người chứng kiến những biểu hiệu đầu tiên trong hành trình gắn bó với ngành ẩm thực của anh sau này vô cùng ngạc nhiên.

Lòng nhiệt huyết của Emmanuel đối với công việc đầu bếp đã đạt đỉnh điểm vào năm 18 tuổi, khi anh bắt đầu thực tập ở nhà hàng die Leiter tại quê nhà Frankfurt. Anh đánh giá rất cao nhà hàng Gault Millau bởi ở nơi đó anh đã tiếp thu được triết lý Địa Trung Hải về việc chế biến gia vị.

Thông qua việc chọn lựa thực phẩm và các phương pháp chế biến đơn giản, anh đã tạo ra những món ăn tuyệt vời, triết lý này đã đi theo và cộng hưởng trong suốt sự nghiệp của anh sau này.

Txl 1 29379

Anh đã tiếp thu được triết lý Địa Trung Hải về việc chế biến gia vị cho những món ăn sau này

Sau ba năm được học tập và đào tạo, Emmanuel đã đạt tiêu chuẩn của một đầu bếp thực thụ. Anh được mời đến Salzburg góp mặt với đầu bếp nổi tiếng Michelin Thomas Walkensteiner trong một khách sạn 5 sao Fuschl. Ở đây, Emmanuel đã áp dụng cách nấu các bữa ăn nhẹ, tốt cho sức khỏe bằng việc chỉ sử dụng một chút bơ thay vì nấu ăn theo phong trào mới của những đầu bếp Áo hiện đại, những người tiếp cận công việc nấu nướng theo một cách hoàn toàn mới.

Emmanuel tiếp tục đam mê đối với du lịch và khám phá các món ăn trên thế giới bằng việc tiếp tục chuyển tới London. Làm việc cùng bếp trưởng Henry Brosi ở một khách sạn 5 sao Dorchester ở Park Lane, Emmanuel đã nấu ăn cho rất nhiều vị khách có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Bằng sự chăm chỉ và tận tụy của mình, anh đã nắm một vai trò quan trọng ở vị trí đầu bếp Sous ở Dorchester Grill. Emmanuel đã tham gia vào tập đoàn Kofler & Kompanie năm 2013 và đã thành lập một nhóm cấp cao mới ở The Magazine. Được bổ nhiệm làm bếp trưởng vào tháng 12 năm 2014.

Txl 1 29380

Một góc tại Nhà hàng Kofler & Kompanie

Emmanuel chịu ảnh hưởng bởi sở thích ăn uống và kinh nghiệm nấu nướng đúc kết từ khắp các quốc gia Châu Âu, sử dụng sản phẩm chất lượng ở địa phương. Emmanuel mang đến triết lý trong việc chế biến gia vị, áp dụng những kĩ thuật đơn giản để tạo ra những hương vị đậm đà, khó quên.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

12 điểm cốt yếu trong sự phát triển của Starbuck và CEO – Howard Schultz

Năm 1971, một quán cà phê đã được mở tại Seattle, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Moby-Dick, cái tên Starbuck đã ra đời . Và chính quán cà phê nhỏ này đã trở thành quán cà phê lớn nhất thế giới. Với hơn 21.000 cửa hàng tại 65 quốc gia, Starbucks là một trong những công ty phát triển nhanh nhất tại Mỹ . Công ty này đã tăng vọt từ 425 cửa hàng trong năm 1994 đến 19.767 vào năm 2013. Không có bất cứ lý do gì để tin là có dấu hiệu trong doanh thu của cửa hàng này đi xuống. Vậy chính xác thì thương hiệu này đã vận hành như thế nào để có được sự tăng trưởng phi thường như vậy?

Txl 1 29381

12 điểm cốt yếu trong sự phát triển của Starbucks và CEO – Howard Schultz.

Dưới đây là 12 trong số những bài học quan trọng nhất mà chúng ta có thể học hỏi từ Starbuck và CEO – Howard Schultz .

Tầm nhìn và sứ mệnh

Starbucks có một  sứ mệnh đơn giản đó là:” Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm.”

Chính sứ mệnh này đã góp phần trong việc thúc đẩy sự phát triển của Starbuck trong hơn bốn thập kỉ, vì người ta tìm thấy ở Starbuck nhiều hơn chỉ là một quán cà phê. Nó không chỉ trở thành một “ lối thoát” cho bất kỳ ai cần một giờ giải lao thư giãn từ công việc hằng ngày mà nó còn trở thành một địa điểm cho những buổi gặp gỡ bạn bè và thậm chí, cả những cuộc họp  các những nhà kinh doanh.

Starbucks muốn cung cấp cho mọi người – dù bất kể tuổi tác , nghề nghiệp , hoặc vị trí nào – có một sự trải nghiệm độc đáo : quán cà phê như là một nơi để thư giãn , làm việc và kết bạn.

Quan tâm đến khách hàng

Nếu bạn đã từng đến một Starbuck không phải nơi thường xuyên bạn ghé đến , bạn có thể nhận thấy rằng đôi khi các nhân viên sẽ hỏi bạn đang muốn hoặc tìm kiếm điều gì. Đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả khi nói đến dịch vụ khách hàng – và đó cũng là điều mà một nhà tiếp thị nên sử dụng.

Txl 1 29382

Quan tâm đến khách hàng.

Khi bạn biết điều mà khách hàng của bạn đang muốn , bạn có thể giúp họ có quyết định cũng như lựa chọn cuối cùng .

Hiểu khách hàng và nhân viên

Nhân viên chính là tiếng nói giúp bạn chuyển tải những giá trị trong dịch vụ đến khách hàng. Vì vậy, bạn cần phải hiểu cả nhân viên của bạn. Khi đã hiểu, bạn sẽ khai thác được những tiềm lực của mỗi nhân viên của mình.

Ngoài ra bạn cần hiểu nhân viên của chính bạn. Bạn không bao giờ biết những gì họ có thể mang đến cho bàn phục vụ của khách. Ví dụ cái tên Frappuccino do một nhân viên dây chuyền của Starbuck – Dina Campion sáng tạo nên.

Hãy sáng tạo

Starbuck vẫn luôn giữ vững những  giá trị tốt đẹp như nền móng của chính nó xong cũng tự làm mới “bản thân” nhưng vẫn không đi quá xa so với nền móng ban đầu. Starbucks đã làm hết sức để duy trì cái gốc của họ, nhưng công ty này cũng vô cùng sáng tạo. Ví dụ, nhận ra rằng khách hàng muốn dành nhiều thời gian hơn tại các quán cà phê của mình, Starbucks bắt đầu cung cấp dịch vụ Wi-Fi miễn phí từ năm 2010.

Nhận ra rằng khách hàng muốn dùng sản phẩm của công ty tại nhà, Starbuck đã cho ra đời cà phê uống liền có thương hiệu là Via instant-coffee và các hệ thống sản xuất riêng. Thậm chí, công ty còn cho phép các khách hàng trả tiền thông qua các ứng dụng trên điện thoại iPhone và là một trong những công ty đầu tiên sử dụng ứng dụng trên các thiết bị di động.

Hãy nhớ rằng mặc dù giữ được cái gốc là điều quan trọng, nhưng thích ứng và hoan nghênh sự thay đổi cũng quan trọng.

Cần có trách nhiệm

Bạn đã đã đặt hàng sai ở Starbuck bao giờ chưa? Nếu vậy ,điều gì đã xảy ra? Bạn đã nhận được  đơn đặt hàng chính xác của bạn mà không có bất kỳ câu hỏi. Nhân viên được đào tạo để cung cấp những trải nghiệm tốt nhất có thể cho khách hàng của họ ở mọi thời điểm . Điều đó có nghĩa là họ sẽ chịu trách nhiệm cho bất kỳ sai lầm.

Mỗi chúng ta đều mắc sai lầm. Tuy nhiên, điều  làm nên sự khác biệt là sửa chữa những sai lầm và giải quyết chúng một cách chuyên nghiệp và kịp thời .

Đi ngược lại xu hướng

Bạn sẽ nhận ra rằng Starbucks có mặt ở hầu hết các ngã tư trong những thành phố mà thương hiệu này xuất hiện.Thay vì chỉ tập trung vào những khu vực đông dân cư, những khu vực có xuất hiện đối thủ cạnh tranh, Starbucks chọn có mặt tại tất thảy các ngã tư mà nó có thể thuê được mặt bằng. Điều này có thể gây lên áp lực trong chi phí đầu tư nhưng lại giúp Starbucks hạn chế được tối đa cơ hội của các đối thủ cạnh tranh khác.Có thể nói chiến lược này đã giúp Starbuck thành công như hôm nay.

Đẩy mạnh truyền thông

Hầu hết chúng ta đều biết rằng phương tiện truyền thông trong xã hội có một vai trò to lớn trong việc quảng bá và tiếp thị của một công ty, Starbuck đã sử dụng Instagram để kể câu chuyện thương hiệu của mình. Bằng việc quảng bá hình ảnh trên các trang mạng xã hội, công ty không chỉ để giới thiệu sản phẩm, mà còn để kèm thông điệp của thương hiệu mình truyền cảm cho khách hàng và niềm đam mê của chính họ.

Txl 1 29383

Đẩy mạnh truyền thông.

Có một hình ảnh tốt trên các trang mạng xã hội nói riêng cũng như các phương tiện truyền thông nói chung là rất quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất là cần có nền tảng vững chắc cho thương hiểu của bạn và chắc chắn để thu hút người xem.

Mọi thứ đều quan trọng

Hãy chú ý đến từng chi tiết. Tại sao? Bởi vì tất cả mọi thứ đều quan trọng. . Khi  nhân viên kế toán thông báo cho công ty rằng có thể tiết kiệm tiền bằng cách chuyển từ hai lớp để giấy vệ sinh  sang một lớp, ý tưởng đã bị từ chối. Nhưng Starbucks nhận ra rằng việc làm mỏng đi tờ giấy vệ sinh sẽ đối lập với hình ảnh một “thương hiệu sang trọng với giá phải chăng” mà công ty đề ra.

Chọn đúng đối tác

Nhiều năm qua, Starbucks có nhiều mối quan hệ đối tác để mở rộng kinh doanh. Ví dụ, năm 1993, công ty bắt tay với Barnes & Noble để phục vụ sản phẩm Starbucks tại các hiệu sách khắp nước Mỹ. Còn gì có thể hợp hơn với một cuốn sách ngoài một cốc cà phê ngon?

Mối quan hệ đối tác gần hơn là với Apple. Từ năm 2006, Starbucks và Apple đã cùng phối hợp để cung cấp cho các khách hàng một “trải nghiệm quán cà phê”, cho phép mọi người mua những bài hát trên iTunes mà họ đã nghe ở Starbucks.

Txl 1 29384

Chọn đúng đối tác.

Công ty cũng phối hợp với một số tổ chức như Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ, tổ chức Global Green USA và Save the Children để giúp phục vụ và phát triển cộng đồng.

Dù bạn hợp tác với các doanh nghiệp hỗ trợ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận, hãy làm một cách tuyệt vời để quảng bá thương hiệu của bạn với những thị trường mới một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Nhất quán là trên hết

Tính nhất quán là một trong những cách tốt nhất để “tạo ra” những khách hàng trung thành. Nếu bạn mang đến cho khách hàng một trải nghiệm độc đáo bằng dịch vụ của mình trong lần đầu tiên sử dụng, họ sẽ mong đợi được như vậy trong những lần sau.

Starbucks đảm bảo chất lượng của mọi sản phẩm cung ứng đều đồng nhất tại mọi cửa hàng chi nhánh của công ty.

Phù hợp với từng khu vực

Txl 1 29385

Phù hợp với từng khu vực.

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, Starbucks cũng hướng đến việc phù hợp với môi trường mỗi địa phương hay từng khu vực, vùng miền.. Ví dụ, một Starbucks khu Disney ở California trông hoàn toàn khác ở San Francisco hay Philadelphia. Như Mark Tewart đã từng chỉ ra rằng Starbucks luôn tạo ấn tượng rằng đó là một thương hiệu địa phương hay khu vực hơn là một thương hiệu quốc gia – Một mạng lưới hoàn hảo với những tuyên bố về sứ mệnh đúng đắn.

Chọn nhà lãnh đạo phù hợp

Vào năm 2007, doanh thu của Starbucks bị sụt giảm mạnh. Với tư cách là người lãnh đạo, Howard Schultz đã nhận ra rằng Công ty đã đi lệch so với định hướng ban đầu.

“Tối đa hóa lợi nhuận đã trở thành mục tiêu chính trong kinh doanh, trong khi mục tiêu của Starbucks là tối đa hóa trải nghiệm cá nhân cho khách hàng”, ông cho biết.

Giải pháp của Schultz trong thời điểm đó là tập hợp 10.000 quản lý của tất cả các cửa hàng về một hội nghị tổ chức suốt 4 ngày tại New Orleans. Trong khoảng thời gian này, Schultz đã xác lập lại mục tiêu, truyền cảm hứng và đặt ra các thách thức cho các nhân viên. Kết quả là 10.000 quản lý này khi trở về đã tạo nên làn sóng thay đổi trong phong cách phục vụ khách hàng. Đến năm 2013, lợi nhuận quay trở lại với Starbuckss. Điều này cho thấy tầm quan trọng của một nhà lãnh đạo sáng suốt, và chấp nhận thay đổi sẽ kịp thời giải cứu doanh nghiệp khỏi thất bại.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Triết lý kinh doanh thành công của “ông vua bánh” Kao Siêu Lực

Txl 1 29390

Được biết đến như một bậc thầy làm bánh, nhưng khi ông Kao Siêu Lực bắt đầu làm được sản phẩm đầu tiên, sư phụ ông từng bảo: “Về ăn cháo đi”! với ý rằng làm chậm quá, chỉ có thể về ăn cháo thôi!

Không ngừng đổi mới làm bánh để thành công

Ông đánh giá thị trường bánh tươi ra sao, khi mà nhiều hãng bánh tươi từ nước ngoài (như Tous les jours; Break Talk…) đã vào khai thác cơ hội tại Việt Nam?

Kể cả với sự có mặt của các hãng nước ngoài thì với dân số hơn 80 triệu người, thị trường bánh tươi ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội thành công. Những năm gần đây, thói quen ăn uống của người Việt Nam đã thay đổi. Bánh tươi không phải là món ăn chính, nhưng đã trở thành “gu” ẩm thực mới, đặc biệt là với người tiêu dùng thành thị và giới trẻ. Singapore chỉ có hơn 3 triệu dân mà có khoảng 600 tiệm bánh tươi, như thế tiềm năng để phát triển bánh tươi ở Việt Nam vẫn còn vô cùng lớn.

– Và đó là lý do ông lập phòng nghiên cứu phát triển của ABC?

Kinh doanh phải có đam mê! Là doanh nghiệp cần phải nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Tôi tâm niệm, phải mang đến những điều khách hàng thực sự cần. Kinh doanh bánh tươi là đem đến sự vui vẻ. Lễ tết, sinh nhật, tiệc tùng… đều phải có bánh. Phòng nghiên cứu giúp tôi có nhiều thay đổi, sáng tạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tôi cảm thấy vui vì đem đến niềm vui này cho nhiều người mỗi ngày. Đó là thành công giản dị.

– Ông dự định phát triển ABC theo mô hình nào?

Txl 1 29391

Đến thời điểm này, ABC đã có 27 cửa hàng, kể cả 3 cửa hàng ở Campuchia. Từ khi ra đời đến nay, ABC luôn nhắm đến mục tiêu phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Khi các hãng bánh của nước ngoài tham gia thị trường thì cũng là lúc các doanh nghiệp Việt Nam phải nhìn lại mình và phát triển hệ thống cửa hàng của mình khang trang hơn, hiện đại hơn, thành công hơn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đang thay đổi.

ABC tự hào là doanh nghiệp cung cấp bánh mì tròn cho rất nhiều hệ thống nhà hàng, khách sạn lớn như: KFC, Loteria, Jollibee… Mỗi tháng, ABC còn xuất khẩu vài container bánh tươi đông lạnh sang Úc, Nhật, Anh. Chúng tôi cũng đang phát triển thêm mô hình bánh tươi kết hợp cà phê. Những địa điểm có thể chọn xây dựng mô hình này là ở các khu vực trung tâm và có nhiều khách du lịch.

Tôi muốn người nước ngoài khi đến các điểm ăn uống này đều biết được đó không phải là các tiệm ăn nhanh (fastfood) quốc tế mà hoàn toàn “made in Việt Nam”: bánh ngon, cà phê ngon, không gian mát mẻ, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, dịch vụ tốt và thái độ phục vụ thân thiện.

Ưu tiên chất lượng bánh

– Trong một thời gian ngắn, ABC đã xây dựng thành một hệ thống với nhiều cửa hàng. Theo ông điều gì là quan trọng nhất để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ như vậy?

Nhiều thứ có thể thay đổi, nhưng tôi vẫn tin rằng, uy tín là quan trọng nhất. Có uy tín đã khó, giữ được uy tín còn khó hơn. Bánh có chất lượng, có ngon mình mới có thể mở rộng phát triển nhiều cửa hàng. Dù có mở bao nhiêu cửa hàng bánh mới đi nữa tôi vẫn luôn luôn ưu tiên chất lượng. Giữ được chất lượng, người tiêu dùng sẽ không bao giờ bỏ mình.

Txl 1 29393

Ưu tiên chất lượng, đó là điều mà ABC Bakery luôn hướng đến.

– Được biết ông là người học từ trường đời, trở thành thợ bánh lành nghề, rồi nhận được rất nhiều giải thưởng làm bánh ở châu Á lẫn quốc tế… Đúc kết chặng đường đã qua, điều gì ông muốn chia sẻ với những người cũng đang làm kinh doanh như ông?

Làm kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực ăn uống, tôi tâm niệm có 4 điều có thể giúp mình vững vàng được, đó là: QSCT (Quality, Service, Clean, Time – Chất lượng, Dịch vụ, Sạch sẽ, Kịp thời). Muốn bánh có chất lượng phải thỏa mãn 3 điều: nguyên liệu tốt, kỹ thuật giỏi và thiết bị hiện đại.

– Công thức chung là như vậy, nhưng điều gì thôi thúc để ông luôn tìm kiếm sự khác biệt?

Việt Nam thành công  không chỉ có cà phê ngon, môi trường thân thiện, nhiều danh thắng mà còn cả… bánh ngon nữa

Hồi nhỏ, đất nước có chiến tranh không có điều kiện học hành, ba đã gửi tôi cho một ông thầy thợ tiện để học nghề. Học với ông ba ngày, tôi bỏ và nói với ba tôi rằng, vì thầy đánh trò dữ quá. Ba tôi dẫn tôi đến gặp thầy, xin thầy cố gắng dạy tôi chứ đừng đánh tôi.

Dĩ nhiên, khi đó ông cũng gửi sư phụ tôi ít “quà” để sư phụ nhiệt tình hướng dẫn. Tôi học thêm một thời gian ngắn, làm được những sản phẩm đầu tiên, sư phụ xem qua rồi bảo: “Về ăn cháo đi”! Ba tôi giải thích, ý sư phụ là con làm chậm quá, chỉ có thể về ăn cháo thôi! Tôi tự ái, cố gắng hơn, làm ngày càng nhanh hơn, nhiều hơn. Sau đó tôi đã học được nghề của thầy và còn được hưởng lương nữa. Tôi nhớ hoài điều này vì nó nhắc với tôi rằng, làm nghề gì cũng phải tận tâm, thành thạo. Sau này tôi học làm bánh cũng với tinh thần đó. Thế rồi tôi đam mê với nghề bánh. Rất có thể vì tôi vừa là thợ làm bánh vừa là thợ máy nên tôi biết kết hợp giữa nguyên liệu tốt, kỹ thuật hiện đại và đam mê sáng tạo, đổi mới không ngừng.

Cho và nhận để thành công kinh doanh

– Nghe đâu ông còn bán máy làm bánh cho các đồng nghiệp ở nước khác?

Đúng. Tôi mới bán cho những người bạn Đài Loan 5 dàn máy cuộn bánh do tôi tự chế tạo. Tôi dám nói máy của tôi cuốn bánh đẹp hơn. Có lần các ông chủ tập đoàn bánh ở nước ngoài đến tham quan nhà máy ABC, họ thích máy cuốn bánh và hỏi tôi mua ở đâu? Tôi nói mình tự làm. Họ ngạc nhiên lắm và đặt mua máy của tôi. Tôi đồng ý bán với giá vốn. Biết đâu mai mốt, tôi lại chuyển sang kinh doanh máy làm bánh. (Cười). Nhưng lúc đó, tôi phải tính giá bán lại đàng hoàng, phải có lời nữa.

– Gần đây, một công ty ở Hà Lan đã xây dựng học viện làm bánh quốc tế Dobla ở Bà Rịa Vũng Tàu. Ông nghĩ sao về điều này?

Tôi từng là thợ làm bánh và từng mang nhiều huy chương làm bánh quốc tế về cho Việt Nam. Tôi coi đó không còn là vinh dự của cá nhân mà là vinh dự của đất nước. Tôi biết ở nước mình các trường dạy nghề làm bánh chưa có nhiều và chưa thật sự làm cho người ta cảm thấy yên tâm và say mê với nghề làm bánh. Nhưng ở các nước khác nghề làm bánh có bề dày lịch sử và họ rất trân trọng những bậc thầy làm bánh. Có thêm trường dạy làm bánh quốc tế là một điều tốt để những người thợ Việt Nam có thể trau dồi và hãnh diện với nghề của mình.

– Nghề làm bánh thường giữ bí quyết rất ngặt nghèo. Là Chủ tịch Hiệp hội ngành Bánh – Kẹo người Hoa quốc tế (IFCBCA), ông nghĩ thế nào về điều đó?

Nhiều người sợ rằng, chia sẻ kinh nghiệm làm bánh sẽ làm mất bí quyết, nhưng suy nghĩ như thế là không đúng và không thể tiến xa. Thế giới ngày nay thay đổi rất nhiều và những tiến bộ kỹ thuật đều được cập nhật rất nhanh. Mỗi doanh nghiệp đều có cái hay riêng, mình có thể học hỏi được. Khi gia nhập vào hiệp hội làm bánh, các thành viên sẽ trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin. Như vậy mình cho đi nhưng cũng sẽ nhận lại được nhiều hơn. Mình học được bao nhiêu mới là quan trọng. Người ta học mình, mình cũng phải học hỏi họ mới tiến bộ được. Tôi nghĩ đó là cách nhanh nhất để cùng nhau phát triển.

– Nhiều người nói một thành công lớn nữa của ông là hướng được con cái nối nghiệp mình – dây là điều khiến không ít chủ doanh nghiệp khác rất đau đầu?

Tôi không bao giờ ép con tôi phải làm gì. Áp đặt là biện pháp rất dở. Suy nghĩ của tôi là cứ để con cái lựa chọn cái gì nó yêu thích thì nó mới hào hứng làm. Điều tôi có thể chuẩn bị cho con tôi chỉ là tạo điều kiện tốt nhất để học hành tốt. Tôi nói với các con, ba làm bánh và đã gây dựng nên cơ nghiệp như hôm nay, nếu các con thích thì theo nghề của ba, ba sẽ chỉ dạy. May mắn là các con tôi đều hứng thú với nghề của gia đình. Hiện nay cô con gái lớn học chuyên ngành công nghiệp thực phẩm ở Singapore về đã có thể phụ giúp tôi rất nhiều trong chuyện kinh doanh.

– Ông có bao giờ nghĩ đến việc ABC sẽ là công ty đại chúng?

Tôi biết có những doanh nghiệp cũng từ nhỏ phát triển lên, rồi trở thành các công ty lớn, bán cổ phiếu ra thị trường, tài sản kếch xù, rất thành công… Mỗi công ty, mỗi người chủ doanh nghiệp có sự lựa chọn riêng của mình. ABC là đứa con tôi sinh ra. Tôi thương yêu nó, nuôi nó lớn khôn, xinh đẹp… và chưa bao giờ có ý định gả nó. Tôi muốn nó là niềm tự hào không chỉ của cá nhân tôi mà còn của các con tôi nữa. Tôi muốn thành công.

– Cảm ơn ông!

Theo Thiên Thủy – Ảnh: Stop&Go
Tạp chí doanh nhân

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Tiến sĩ toán học khởi nghiệp ở tuổi 50 với thương hiệu xúc xích Đức Việt

Một Tiến sỹ toán học khởi nghiệp ở độ tuổi ngoài 50 và phát triển doanh nghiệp đạt thành tích “Sao vàng Đất Việt” dường như là một sự khác biệt với số đông. Ẩn dưới điều khác biệt đó chính là khát khao được thực hiện quyền tự do làm giàu vì biết rằng “Kinh tế tư nhân mới là tương lai nền kinh tế thị trường của Việt Nam”. Doanh nhân Mai Huy Tân – Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Đức Việt, đã đưa sản phẩm xúc xích Đức Việt trở thành một thương hiệu nổi tiếng tại Việt nam.

Txl 1 29390

Doanh nhân Mai Huy Tân – Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Đức Việt, ông chủ của thương hiệu xúc xích Đức Việt nổi tiếng. Hành trình khởi nghiệp và kinh doanh của ông chứa đựng rất nhiều câu chuyện thú vị dường như là định mệnh.

Khởi nghiệp để được tự do làm giàu

Ít ai biết rằng trước khi là doanh nhân, ông chủ của thương hiệu xúc xích Đức Việt nổi tiếng Mai Huy Tân là một Tiến sỹ toán học. Điều đặc biệt hơn nữa là ông khởi nghiệp khi đã bước qua tuổi 50 (ông sinh năm 1949), sau gần 30 năm làm công chức nhà nước.

Năm 1988 là một thời điểm rất khắc nghiệt của giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới. Tại cơ quan tôi công tác, Bộ cắt bớt một nửa quỹ lương, nên cơ quan phải tự làm kế hoạch 3 để lo lương cho một nửa số cán bộ còn lại. Với ý thức tự trọng của một nhà khoa học và tâm đắc với lời kêu gọi “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi tự nguyện xung phong vào số phải tự lo lương bằng các hoạt động khác, đương nhiên là “phi toán học”.

Hoạt động đầu tiên của tôi là dịch thuật và xuất bản sách. Nhờ các kiến thức và khả năng ngoại ngữ nên những cuốn sách đầu tiên về marketing, kinh tế thị trường hay tin học đều bán chạy, mang lại doanh thu và lợi nhuận. Nhưng rồi Bộ Năng lượng cũng không còn tồn tại nữa khi sáp nhập với các bộ khác thành Bộ Công nghiệp. Tôi lại phải tự tìm lấy chỗ đứng của mình khi cùng với một số bạn bè trí thức học ở Đức về tự lập ra Trung tâm giao lưu Việt – Đức về văn hóa, ngôn ngữ và công nghệ (ZKST). Trung tâm này đã chủ động thiết lập quan hệ với Đại sứ quán CHLB Đức, Viện Goethe ở Munich, Viện Max Planck và nhiều tổ chức khoa học, trường đại học của Đức, qua đó đã triển khai được nhiều hoạt động giao lưu văn hóa khoa học mà không cần lệ thuộc vào nguồn ngân sách nhỏ bé của cơ chế xin – cho.

Dần dần mạng lưới quốc tế mà tôi kiên trì từng bước xây dựng đã dẫn tôi tới một nghề mới: tư vấn đầu tư cho các công ty của Đức ở Việt Nam (Mercedes Benz: công nghiệp ô tô, FER: công nghiệp phụ trợ, PETKUS: công nghiệp xử lý hạt giống và xử lý nước thải…). Quá trình tư vấn đầu tư, cũng là quá trình học hỏi kinh nghiệm phong phú của các nhà quản lý Đức, đã dẫn tôi tới một nghề mới: nghề kinh doanh và tự mình trở thành doanh nhân.

Với động lực ấy, năm 2000, Tiến sỹ Mai Huy Tân quyết định rời bỏ công chức để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Cũng giống như nhiều người khác, ông nghĩ đến việc làm một cái gì để bán. Xuất phát từ suy nghĩ “Đời người ai cũng phải ăn, phải uống và phải chết”, trong đó nhu cầu “phải ăn” là thường xuyên, ông quyết định sản xuất thực phẩm ăn uống. Vốn dân học ở Đức về, ông quyết định chọn xúc xích Đức làm sản phẩm kinh doanh cùng với anh bạn người Đức.

Khi được hỏi tại sao ở lứa tuổi ấy, khi đã có cả công thành, danh toại, học vị cao, động lực ở đâu mà ông lại quyết định bứt ra ngoài làm chủ, ông chia sẻ: “30 năm làm nhà nước quá lâu, nhiều ý tưởng của mình có mà rất khó thực hiện. Ẩn sâu ở dưới là hoài bão được tự do kinh doanh, làm giàu mà ở cái thời điểm 30 tuổi, tôi không dám mơ ước. Động lực ấy lớn hơn là tiền bạc”.

Xuất phát từ chân lý đơn giản, giá bán phải cao hơn giá thành, ông bắt tay vào lập kế hoạch đầu tư – kinh doanh với tính toán giá thành và chi phí sản xuất ở mức độ chính xác cao nhất có thể. Tiếp đến là một câu hỏi quan trọng: “Bán cho ai?” được đặt ra. Sau khi làm nghiên cứu thị trường, ông rút ra kết luận “Phải bán cho những người đã từng ăn xúc xích Đức”. Kết quả khảo sát cho biết nhóm khách hàng tiềm năng nhất là 20.000 người Việt Nam sống ở Hà Nội đã từng sống tại Đức, đã từng có thời gian ăn xúc xích Đức. Ông đưa ra đáp án mỗi người trong nhóm này ăn 1 kg xúc xích/1 năm là khả thi, nên lên kế hoạch mở công ty với công suất 20 tấn xúc xích/1 năm.

Mục tiêu đã rõ ràng, ông phân công nhiệm vụ: người bạn Đức lo máy móc, đưa chuyên gia làm xúc xích sang Việt Nam, còn mình lo phần việc ở Hà Nội là thuê xưởng và chuẩn bị sản xuất. Sau 8 tuần lễ với một núi công việc, xưởng của ông đã cho ra lò mẻ xúc xích đầu tiên từ 2 con lợn. Đây là tốc độ làm việc đáng kinh ngạc mà báo chí Đức khi đưa tin về sự kiện này cũng phải thừa nhận.

Buổi giới thiệu sản phẩm tại sân một biệt thự, nơi có văn phòng AHK (Phòng công nghiệp và thương mại Đức), có đại sứ Đức và hơn 200 khách mời tham gia thành công tốt đẹp.  Mọi người ăn đều khen ngon. Phần lớn trong số họ đặt mua luôn. Đơn đặt hàng cho tuần tới được bảo đảm, nhưng tiếp theo thì thế nào là bài toán nan giải tiếp theo.

Khai phá thị trường

Đứng trước thực tế xúc xích là thực phẩm đồ ăn, không bảo quản được lâu và siêu thị từ chối bán xúc xích chưa có thương hiệu, nên khâu bán hàng lúc đó là cấp bách nhất. Ông đã đưa ra những cách tiếp thị khởi đầu sáng tạo và nhờ đó thương hiệu xúc xích Đức Việt được phổ biến rộng rãi, đến nay trở thành sản phẩm xúc xích chiếm thị phần số 1 tại Hà Nội hiện nay:

– Tặng cho người ăn miễn phí ở quán bia: Đích thân tiến sĩ Toán học ngày nào mặc đồng phục nhân viên tiếp thị mời ăn thử xúc xích ở các quán bia. Họ ăn thấy ngon và hỏi mua thì được hướng dẫn hãy đến siêu thị hỏi. Liên tục trong nhiều ngày, các siêu thị đã từ chối nhận hàng bị các “thượng đế” hỏi nơi đặt xúc xích Đức Việt để mua, đành phải gọi điện đến công ty ông để mua hàng.
 
– Đăng quảng cáo trên báo Nhi đồng và mua báo phát ở một số trường học kèm phát xúc xích miễn phí.  Xúc xích Đức Việt được các em sinh tiểu học ưa chuộng và yêu cầu bố mẹ mua. Khách hàng lại tiếp tục đổ về siêu thị.
 
– Mở cửa hàng ở vị trí đông dân cư. Cửa hàng xúc xích đầu tiên ở số 22 phố Triệu Việt Vương đã thành công rực rỡ, sau 1 tháng đầu tiên bán được 1 tấn xúc xíchNhờ sự thành công của những chiến dịch bán hàng khởi đầu ấy, sản phẩm xúc xích Đức Việt dần dần từng bước mở rộng thị trường. Ông đúc kết: Xây dựng thị trường, hệ thống bán hàng, xây dựng thương hiệu là một quá trình dài, đầy gian khổ, đòi hỏi sự sáng tạo. Còn từ lý thuyết đến thực tiễn rất khác xa nhau.

Mạo hiểm có tính toán

Năm 2002, vào dịp Tết, ở cửa hàng tại 22 Triệu Việt Vương, khách hàng mua hàng xếp dài cả sang phố khác, thì một quyết định táo bạo của doanh nhân Mai Huy Tân được đưa ra. Ông quyết định xây dựng nhà máy sản xuất có quy mô 1000 tấn xúc xích/năm, gấp 50 lần so với công suất dự kiến ban đầu của xưởng cũ. Để thực hiện quyết định táo bạo này, ông đã bán căn nhà ở phố Huế và vay thêm tiền ngân hàng mở nhà máy mới. Ông tâm sự đó là quyết định mạo hiểm nhưng có tính toán nên ông không cảm thấy sợ hãi.

Nhà máy sản xuất mới được xây dựng ở Hưng Yên trên khuôn viên có tổng diện tích 36.000 m2. Tốc độ xây dựng nhanh đáng kinh ngạc như xưởng sản xuất đầu tiên. Sau Tết năm 2004, nhà máy được khai trương. Ông dự kiến khoảng 3 năm mới đạt điểm hòa vốn, và hết năm 2008, công ty Đức Việt đã trả hết cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Điều ông tự hào Đức Việt là một trong những công ty hiếm hoi ở Việt Nam hiện nay không còn phải vay vốn ngân hàng mà đứng vững và phát triển chỉ nhờ vốn của chủ sở hữu.

Txl 1 29392

Nhà máy sản xuất của Công ty CP thực phẩm Đức Việt tại Hưng Yên

Txl 1 29394

Với tiêu chí “Thịt và thực phẩm sạch vì sức khỏe và tuổi thọ con người”, các sản phẩm của Đức Việt đã và đang được người tiêu dùng chọn lựa và yêu thích.

Sau 13 năm kinh doanh, đến nay sản phẩm xúc xích Đức Việt đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường: Trong nhiều năm liên tục tăng trưởng tăng 3 con số, đoạt giải thưởng Sao vàng đất Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao và trong top FAST 500 của 500 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất (2010)…

Txl 1 29395

Máy đóng gói theo kĩ thuật hút chân không của CHLB Đức giúp đảm bảo độ tươi ngon và an toàn cho sản phẩm xúc xích tươi.

Txl 1 29396

Công nhân Đức Việt tiến hành vệ sinh tay trước khi bước vào sản xuất.

 Bí quyết thành công

Tuy rất thành công, nhưng rủi ro cũng là điều không tránh khỏi và có thể đến bất ngờ: Hè năm 2010, Đức Việt cho gần 400 cán bộ nhân viên đi nghỉ mát, khi trở về thì xảy ra hỏa hoạn cháy một góc nhà máy, thiệt hại lớn về vật chất. Trong cái rủi luôn tiềm ẩn vận hội mới: sau vụ hỏa hoạn, việc cải tạo nhà máy được tiến hành nhằm nâng cao công suất. Cuối năm 2013, công ty Đức Việt mỗi ngày sản xuất 20 tấn xúc xích, bằng sản lượng của cả năm đầu tiên.

Đến nay với gần 14 năm kinh doanh trên thương trường, doanh nhân Mai Huy Tân đã đúc rút được một số bí quyết thành công, có thể là bài học, cẩm nang cho nhiều người khi khởi nghiệp:

Chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu: Kinh doanh ngành thực phẩm, ngay từ đầu Đức Việt đã đặt ra và giữ vững tiêu chí “an toàn vì sức khỏe và tuổi thọ con người”. Hiện nay, sản phẩm xúc xích Đức Việt được chế biến trên một quy trình quản lý an toàn thực phẩm, viết tắt là HACCP được CHLB Đức và Vương Quốc Anh thẩm định và cấp chứng chỉ, với nguồn nguyên liệu là thịt lợn nhập từ Mỹ, Canada, Đan Mạch. Các loại gia vị, cũng như nguyên liệu để hun khói xúc xích là mùn cưa nhập từ Đức để đảm bảo hương vị giống với xúc xích của người Đức.
 
Xây dựng thương hiệu: Xác định chất lượng và an toàn là nền tảng cho thương hiệu, Đức Việt đã chọn slogan “Thực phẩm Đức Việt – Vừa ngon, vừa lành” để truyền tải thông điệp về một sản phẩm chất lượng cao vì hạn chế tối đa nguy cơ “Mọi bệnh tật đều vào bằng miệng” cho người tiêu dùng.
 
Dám chấp nhận mạo hiểm có tính toán: Là chủ doanh nghiệp, TS Mai Huy Tân cho rằng, để thành công thì người chủ phải là người dám chấp nhận mạo hiểm nhưng có tính toán. Ông tâm sự: Tôi khởi nghiệp khi đã hơn 50 tuổi nên chỉ thành lập công ty khi thấy khả năng thành công lớn hơn 50%, vì tuổi đã cao không còn thời gian để làm lại.

Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, doanh nhân Mai Huy Tân cho biết: Mọi việc phải được tính toán kỹ lưỡng để có lợi ích nhất, phải rất nâng niu từng đồng tiền đầu tư thì tiền mới đẻ ra tiền. Ông nói thêm, nếu chỉ làm giàu, doanh nhân có thể không cần xây dựng thương hiệu, nhưng để xây dựng một doanh nghiệp lớn phát triển bền vững , đem lại lợi ích cho nhiều người thì thương hiệu là vấn đề rất quan trọng.

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Con đường khởi nghiệp từ 1000 USD của ông chủ đế chế fastfood Subway

Txl 1 29397

Thống kê của tập đoàn cho biết, tổng cộng trên toàn thế giới, hệ thống ăn nhanh Subway đã có trên 25.000 cửa hàng tại 83 nước. Mỗi ngày toàn hệ thống Subway đã bán ra trên 4,8 triệu chiếc bánh mỳ kẹp thịt hay xúc xích, pho mát. Sự lớn mạnh của Subway còn được khẳng định khi thương hiệu này đã xuất sắc vượt qua “ông trùm” McDonald’s để leo lên ngôi vị số một về qui mô kinh doanh.

Thành công vì biết “nghe lời”

Fred DeLuca sinh năm 1948 trong một gia đình lao động ở Bridgeport, bang Connecticut, Mỹ. Cuộc sống của ông cho tới tận thời niên thiếu vẫn chìm đắm trong cơ cực và bần hàn.

Mùa hè năm 1965, một người bạn lâu năm của gia đình, Peter Buck đã mời cả nhà Fred DeLuca đến dự liên hoan tân gia. Như một sự tình cờ, Fred DeLuca đã tâm sự khó khăn của mình với Buck và hy vọng được giúp đỡ về mặt tài chính.

Trong đầu không hề mảy may một ý định kinh doanh, Fred DeLuca chỉ mơ ước và tin rằng mình sẽ học đại học y, học thật giỏi và sau này làm nghề bác sĩ sẽ có tiền trả nợ. Câu chuyện diễn ra khá suôn sẻ chỉ tới khi ông Buck từ chối cho chàng thanh niên Fred vay tiền. Thay vào đó, ông chú Buck đã đưa ra một lời khuyên. “Cháu hãy mở hiệu bán bánh mỳ và kiếm tiền từ đó”. Trái ngược với sự thất vọng trên khuôn mặt lúc bấy giờ, Fred đã làm điều mà không phải ai cũng dám. Đó là nghe theo lời chú Buck.

Txl 1 29398

Sau câu hỏi: “Nếu mở hiệu bánh mì thì cháu phải làm cụ thể những gì?”, và lời gợi ý đơn giản của ông Buck: “Rất đơn giản, ai cũng làm được, chỉ cần có một cửa hiệu, mua bánh mì, rồi mua thịt nguội xúc xích kẹp vào và bán cho khách, và thế là cháu sẽ có tiền”. Fred Deluca đã thực sự khởi nghiệp.

Khó khăn lớn nhất là có tiền thuê cửa hàng. Và trước quyết tâm kiếm tiền mãnh liệt, không sợ khó của cậu bé 17 tuổi, ông Peter Buck đã đồng ý cho Fred DeLuca vay 1.000 USD để có tiền thuê cửa hàng và đặt làm một cái bàn để bán bánh mỳ.

Không chờ đợi gì nữa Fred DeLuca bắt tay ngay vào việc. Ban đầu, cửa hàng được đặt tên là cửa hàng bánh mỳ Submarine, do sử dụng loại bánh mì dài như hình chiếc tàu ngầm. Sau này cái tên đã được đổi thành Subway cho dễ đọc và chính thức được đăng ký ấn định thương hiệu này.

Thành công vì biết “chia sẻ”

Điểm độc đáo và cũng là thế mạnh của thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng tuyệt hảo của nguyên liệu mà còn từ phương thức phục vụ của cửa hàng. Theo đó, tất cả các loại bánh mỳ mà Subway cung cấp đều do trực tiếp cửa hàng sản xuất trong ngày, các loại xúc xích, thịt nguội hay rau củ ăn kèm đều là những thực phẩm trứ danh và khá đắt tiền.

Khách hàng đến với Subway không những được tự thiết kế chiếc bánh theo sở thích của mình, mà còn được chứng kiến toàn bộ quy trình từ việc cắt bánh tới việc kẹp bánh và nướng bánh… Vì những lý do trên, cửa hàng bán bánh mì của Fred DeLuca rất đông khách.

Làm một mình không hết việc, Fred DeLuca phải tuyển thêm người. Cửa hàng đầu tiên quá chật, Fred DeLuca phải tính kế. Không thể đơn giản bỏ một địa điểm đã quen khách nên ông đã nghĩ ngay đến mở thêm cửa hàng ở khu gần đó mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tới năm 1974, Fred DeLuca đã mở được 16 cửa hàng, tất cả đều ở vùng Connecticut. Vẫn không cảm thấy đủ, Fred DeLuca rất muốn mở thêm nhiều cửa hàng, ông đặt mục tiêu đến năm 1975 phải tăng số lượng cửa hàng bánh mì Subway lên gấp đôi.

Txl 1 29400

Đây là lúc Fred phải tìm tới sự cố vấn của ông Peter Buck, người đã luôn sát cánh bên thương hiệu ngay từ những ngày đầu mở cửa. Ý tưởng nhượng quyền đã bắt đầu từ đó. Sau nhiều suy nghĩ, Subway đã có một kế hoạch nhượng quyền riêng. Theo đó, Fred sẽ hỗ trợ người nhận nhượng quyền kinh doanh trong việc thiết kế, tổ chức cửa hàng, công thức và kế hoạch mua nguyên liệu, quảng cáo, marketing cũng như trợ giúp toàn bộ phần kế toán.

Đối tác nhận nhượng quyền kinh doanh được mang hiệu Subway và tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động kinh doanh của mình. Subway chỉ thu phí li – xăng một lần duy nhất cùng với một tỉ lệ nhất định doanh thu bán hàng. Quyết định đúng đắn đã đem lại thành công tuyệt đối cho tập đoàn. Chỉ 10 năm sau nữa, vào năm 1986, thương hiệu Subway đã có tới 1.000 cửa hàng tại tất cả các bang của nước Mỹ. Hai năm sau, con số này đã tăng lên gần gấp đôi, với 1.800 cửa hàng.

Thành công vì biết “thay đổi”

Subway chỉ đơn thuần là thương hiệu bánh mỳ ăn nhanh tuy nhiên, khả năng thích ứng nhanh đã khiến thương hiệu không những đứng trụ một cách vững vàng mà còn cạnh tranh mạnh mẽ với các “ông lớn” cùng ngành. Thực tế, sản phẩm của Subway vốn luôn ít béo nhưng lúc đầu chúng chỉ được giới thiệu như những chiếc bánh mỳ bình thường, thế nhưng khi thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, Subway thoắt cái đã biến thành một thương hiệu đồ ăn tốt cho sức khỏe.

Các thương hiệu lớn như McDonald, Burger King cũng mong mỏi được bán những sản phẩm “vì sức khỏe” như thế nhưng không thể thuyết phục được khách hàng vì thương hiệu của họ giờ đã gắn liền với khoai tây chiên và những chiếc bánh mỡ màng. Với vị thế là nhà cung cấp đồ ăn có lợi cho sức khỏe, Subway thâm nhập được cả những phân khúc thị trường mà các đại gia khác trong làng fast – food chỉ có thể bất lực đứng nhìn.

Theo Thời báo kinh doanh

Từ tháng 08/2022, website tranxuanloc.com chia sẻ thêm các kiến thức truyền thông Marketing/ xu hướng Marketing hiện nay, kiến thức phát triển thương hiệu trong chuyên mục Kiến thức Kinh doanh F&B

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch/ công tác:

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

Nguồn tổng hợp: Kiến thức kinh doanh

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.