Kiến thức về du lịch, marketing, online marketing, ota…

[GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên vntrip

Trong viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên vntrip trong serie hướng dẫn nâng cao của OTA Việt Nam #otavietnam. Trong bài trước: [GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên booking.com đã chia sẻ được rất nhiều đánh giá tích cực từ các anh chị làm sales OTA vì nhiều người không biết đến tính năng hữu ích này.

Việc [GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên vntrip cũng thực hiện khi chúng ta có 2 cơ sở lưu trú trở lên.

Bước 1: Đăng nhập vào các tài khoản cần gộp trong extranet của vntrip cung cấp

Bước 2: Tạo thêm Người dùng extranet: https://extranet.vntrip.vn/manage-users/list-user?ex_id=xxxxxx

Bước 3: Điền các thông tin theo mẫu (Email đăng nhập, số điện thoại…)

Bước 4: Kiểm tra mail để xác minh quyền truy cập hợp lệ + tạo mật khẩu

Sau đó thực hiện với các cơ sở tiếp theo tương tự.

Một số bài viết khác về VnTrip OTA

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

[GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên booking.com

Trong bài viết này OTA Việt Nam #otavietnam sẽ hướng dẫn các bạn gộp nhiều tài khoản extranet trên booking.com để quản lý nhiều cơ sở lưu trú bằng 1 tài khoản duy nhất.

Công việc GỘP TÀI KHOẢN EXTRANTET này sẽ cực kỳ hữu ích nếu:

  • Quý vị có nhiều cơ sở lưu trú
  • Quý vị không muốn sử dụng tiện ích quản lý kênh của bên thứ 3 (Channel Manager)

[GỘP TÀI KHOẢN] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên booking.com

Những lợi ích khi GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET trên booking.com

  • Sử dụng 1 email đăng nhập thay vì nhiều email
  • Đăng nhập tập chung, quản lý tập chung trên máy tính hoặc trên mobile app của booking.com
  • Tất cả các thông báo được hiển thị tập chung và dễ dàng kiểm soát

Các bước để THỰC HIỆN VIỆC GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET trên booking.com. Trong quá trình thực hiện có thể sẽ phải xác thực qua SMS/ mã PIN

Cách 1: Áp dụng nếu tài khoản tổng sử dụng là email mới

  • Bước 1: Tạo tài khoản user mới bằng cách truy cập vào link sau: https://admin.booking.com/hotel/hoteladmin/extranet_ng/manage/accounts_and_permissions.html
  • Bước 2: Xác thực truy cập bằng SMS/ Mã pin
  • Bước 3: Nhập các thông tin cơ bản như tên truy cập/ email (có thể lấy tên truy cập = email)
  • Bước 4: Chọn phân Quyền

Cách 2:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 email tổng để quản trị (bên booking sẽ gửi link xác nhận tham gia qua mail)
  • Bước 2: Tạo hoặc sử dụng tài khoản đã có sẵn để dùng làm tài khoản tổng quản lý. Các bạn có thể thực hiện bằng cách sau: Truy cập vào menu > Tài khoản > Thêm chỗ nghỉ hiện có hoặc truy cập link: https://admin.booking.com/hotel/hoteladmin/extranet_ng/manage/link_account.html
  • Đăng nhập lần lượt vào các tài khoản riêng lẻ (các tài khoản cần gộp lại với nhau). Từ cơ sở lưu trú thứ 2 trở đi chọn tab sử dụng tài khoản có sẵn (tên truy cập/ email) đã sử dụng lần đầu tiên (email tổng).

Dưới đây là hình ảnh thực hiện gộp tài khoản thực hiện tương tự theo hướng dẫn

Tham khảo:  booking.com

Lưu ý: Nếu bạn có nhiều cơ sở lưu trú (chuỗi) thì khi mở bán cơ sở mới bạn có thể đăng ký từ tài khoản sẵn có thì hệ thống sẽ tự hiểu bạn quản lý nhiều cơ sở lưu trú và không phải làm bước gộp tài khoản như thế này. Bài viết này hướng dẫn nếu bạn nhận thêm cơ sở lưu trú khác mà trước đó kênh OTA đã có tài khoản rồi!

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

Cơ chế tính hoa hồng các kênh OTA ở Việt Nam và quốc tế

Hẳn mọi cơ sở lưu trú có ý định đăng ký bán phòng trên các website trực tuyến sẽ muốn tìm hiểu Cơ chế tính hoa hồng các kênh OTA ở Việt Nam và quốc tế để cân nhắc hợp tác nhằm tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận…

Nên chọn kênh thông tin về OTA nào để đăng ký bán phòng?

Câu trả lời sẽ là không phải chỉ 1 mà nhiều hơn 1. Tuy nhiên, không phải chọn càng nhiều càng tốt mà nên chọn những kênh phù hợp nhất để đảm bảo tăng lượng phòng bán, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận sau thanh toán phí hoa hồng (commission)

Thông thường, việc chọn kênh thông tin về OTA để đăng ký bán phòng sẽ dựa vào các yếu tố như:

– Mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì? – khách sạn/ homestay/ căn hộ dịch vụ…

– Phân khúc khách hàng là ai? – trung cấp/ bình dân…

– Số lượng phòng bao nhiêu?

– Chính sách của mỗi kênh thông tin về OTA dành cho chủ nhà ra sao?

– Mức độ phổ biến, uy tín và tiềm năng bán phòng của kênh thông tin về OTA đó thế nào?

Quy mô và đối tượng khách hàng của các kênh thông tin về OTA hiện nay

Không phải kênh thông tin về OTA nào cũng phục vụ đa dạng mọi đối tượng khách có nhu cầu đặt phòng nghỉ. Đa phần mỗi kênh bán phòng đều xác định phân khúc khách hàng mục tiêu, giàu tiềm năng để hướng đến.
Cụ thể:

+) Booking.com OTA:

– Quy mô: hơn 1,5 triệu lượt phòng bán mỗi ngày trên toàn cầu

– Đối tượng khách: thường là khách book phòng khách sạn ở đa dạng nhu cầu, từ bình dân/ dorm cho đến cao cấp 5 sao, phần lớn là khách châu Âu

+) Agoda OTA:

– Quy mô: phổ biến trên toàn cầu

– Đối tượng khách: mạnh ở thị trường
châu Á-Thái Bình Dương, bán phòng khách sạn bình dân cho đến resort 5 sao

+) Airbnb OTA:

-Quy mô: phổ biến trên toàn cầu

– Đối tượng khách: mạnh về bán phòng homestay, căn hộ dịch vụ cao cấp

+) Expedia/ Hotels.com OTA:

– Đối tượng khách: phát triển nhất ở
thị trường Âu Mỹ (Bắc Mỹ)

+) Luxstay OTA:

– Quy mô: 510.000 listing trên toàn thế giới, phổ biến nhất tại Việt Nam

– Đối tượng khách: khách Việt trẻ tuổi, ở phân khúc trung – cao cấp, bán phòng homestay, căn hộ dịch vụ, biệt thự du lịch.

+) Traveloka OTA:

– Quy mô: + 100.000 listing trên toàn thế giới

– Đối tượng khách: phần lớn là người châu Á, đông nhất là Đông Nam Á và đang phát triển sang thị trường Âu Mỹ

Cơ chế tính hoa hồng các kênh thông tin về OTA uy tín nhất hiện nay

Nhìn chung, gần như mọi kênh thông tin về OTA đều tính hoa hồng dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) theo thỏa thuận thu được từ mỗi booking thành công. Nghĩa là: khi khách đặt phòng trên kênh thông tin về OTA nhất định, thực hiện thanh toán (trước hoặc sau khi check-in/ check-out) với hóa đơn chi phí chi tiết tương ứng thì kênh thông tin về OTA sẽ nhận được một khoản hoa hồng cụ thể theo thỏa thuận. Trường hợp khách đặt phòng nhưng không đến, hủy đặt phòng thì tùy vào chính sách hoàn hủy của cơ sở lưu trú đó hiển thị trên kênh thông tin về OTA mà kênh này sẽ tính hoa hồng hoặc không cùng với tỷ lệ % đã thỏa thuận.

Đừng bỏ lỡ: Cơ chế thu hoa hồng các kênh thông tin về OTA phổ biến nhất hiện nay

Tuy nhiên, khác biệt nằm ở chỗ, mỗi kênh thông tin về OTA sẽ có mức tỷ lệ hoa hồng khác nhau. Hầu hết các trang lớn như Agoda, Traveloka, khi đăng ký mới hoa hồng đều ở mức 20%:

– Booking: từ15%

– Agoda: 20%

– Expedia: 15-18%

– Airbnb: 3%

– Luxstay: 15%

– Traveloka: 18-20%

– Vntrip: từ 15%

– Mytour: từ 15%…

Một số kênh thông tin về OTA cho phép cơ sở lưu trú deal mức hoa hồng lên cao hơn để hiển thị ở vị trí ưu tiên hoặc xuống mức thấp hơn nếu cơ sở đó uy tín và đã có lượng booking ổn định.

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

Mutual là gì và 4 điều nhân sự ngành du lịch cần biết

Nhân sự ngành du lịch những năm gần đây có lẽ đã được nghe nhiều đến thuật ngữ VTOS, Mutual… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác nghĩa của nó là gì, mutual là gì, có ích lợi ra sao?… Bài viết này, tranxuanloc.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này và những điều liên quan hữu ích cho nghề.

Thật ra, Mutual nếu đứng riêng lẻ và Google dịch sang tiếng Việt thì chỉ có nghĩa là “chung” hay “qua lại/ lẫn nhau”. Vì thế, nó không có ý nghĩa gì đối với ngành du lịch dịch vụ nói chung. Chi tiết hơn, ta không chỉ tìm hiểu mutual là gì, mà cần giải thích rõ nghĩa của cả cụm thuật ngữ: Mutual Recognition Arrangement là gì.

Mutual Recognition Arrangement là gì?

Mutual recognition arrangement – Tourism professtional, viết tắt là MRA – TP, hiểu là thỏa thuận thừa nhận lẫn
nhau về nghề du lịch và liên quan giữa các nước trong khối ASEAN. Hiểu một cách
đơn giản, nhân sự có kỹ năng thuộc ngành du lịch – khách sạn & nhà hàng thuộc
nước này có thể được di chuyển, dịch chuyển sang làm việc tại các nước khác
trong khu vực Đông Nam Á nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định tương ứng
liên quan theo từng ngành nghề.

Được biết, đây là thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau thứ 8 mà khối ASEAN đã ký kết với nhau về các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm:

– Dịch vụ kỹ thuật (tháng 12/ 2005)

– Dịch vụ điều dưỡng (tháng 12/ 2006)

– Dịch vụ kiến trúc và dịch vụ khảo
sát (tháng 11/ 2007)

– Hành nghề y, nghề nha khoa và dịch
vụ kế toán (tháng 2/ 2009)

– Hành nghề du lịch (tháng 11/ 2012)

Tiêu chuẩn nhân sự nghề du lịch theo MRA – TP

Người lao động (NLĐ) thuộc ngành du lịch – khách sạn & nhà hàng tại 1 nước trong khối ASEAN muốn sang 1 nước ASEAN khác làm việc thì phải được nước đó công nhận và cho phép trong trường hợp thỏa
mãn các điều kiện sau:

– NLĐ có thể làm việc tại 1 trong 32 lĩnh vực dịch vụ khách sạn và lữ hành theo quy định của MRA – TP, trừ Hướng dẫn viên du lịch

– NLĐ phải được đào tạo, đồng thời có Chứng nhận trình độ du lịch tương ứng với điều kiện vẫn còn hiệu lực.

– NLĐ phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành của nước sở tại.

Ích lợi – Thách thức cho nhân sự nghề du lịch Việt Nam khi ký kết MRA –
TP

* Ích lợi

Rõ ràng, việc Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong khối ASEAN mang lại nhiều ích lợi nhìn thấy cho nhân sự nghề. Cụ thể:

– Tạo ra khung tiêu chuẩn nghề nghiệp chung, áp dụng cho nghề du lịch của cả khối ASEAN, đảm bảo độ chuyên nghiệp và phù hợp cao, giúp nhân sự dễ dàng làm quen với môi trường công việc mới tại một
nước khác

– Mở rộng môi trường làm việc cho nhân sự nghề du lịch dịch vụ là người Việt, có thể di chuyển sang làm việc quốc tế tại các nước khác trong khối

– Tăng cơ hội được đào tạo và nâng cao tay nghề nhờ học hỏi, rèn luyện và kết hợp kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ trong cùng một công việc giữa các nước

– Tạo điều kiện nhận được mức thu nhập và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn

* Thách thức

Tuy nhiên, MRA – TP cũng mang đến những thách thức không nhỏ:

– Tăng khả năng cạnh tranh khi tìm việc trong nghề du lịch, không chỉ với người Việt mà còn cả nhân sự đến từ các nước khác trong khối

– Dễ bị đào thải nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc hiệu suất và kinh nghiệm thấp hơn.

6 bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp cho lĩnh vực du lịch – khách sạn & nhà
hàng

Tương ứng với từng ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực du lịch – khách sạn & nhà hàng sẽ là bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp tương ứng theo tiêu chuẩn VTOs – Tourism Occupational Skills Standards được hỗ trợ hoàn thành bởi Liên minh châu Âu. Cụ thể:

– 4 tiêu chuẩn thuộc phân ngành lưu
trú du lịch gồm:

+ Lễ tân

+ Phục vụ nhà hàng

+ Chế biến món ăn

+ Buồng phòng

– 2 tiêu chuẩn thuộc phân ngành lữ
hành gồm:

+ Đại lý du lịch

+ Điều hành tour

Mỗi tiêu chuẩn trên sẽ gồm có 32 chức danh nghề nghiệp theo cấp bậc là Trưởng bộ phận – Giám sát bộ phận – và các vị trí nghiệp vụ chi tiết khác.

Trên đây là giải nghĩa Mutual là gì hay Mutual recognition arrangement – Tourism professtional (MRA – TP) là gì, cũng như những ích lợi và thách thức tương ứng đối với nhân sự nghề du lịch. Hy vọng những thông tin chi tiết này sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định thử sức với môi trường quốc tế, tuy nhiên, ngoài kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành thì bạn cũng cần đảm bảo tính toàn diện về khả năng ngoại ngữ, giao tiếp và kỹ năng mềm… để có thể cạnh tranh và tìm được việc làm tốt nhất.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

5S là gì? Tại sao khách sạn nên áp dụng 5S vào quản lý nhân viên?

Phần đa các nhà quản lý đều đã ít nhất 1 lần nghe qua thuật ngữ 5S, thậm chí đang áp dụng thực tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác 5S là gì? Tại sao khách sạn nên áp dụng 5S vào quản lý nhân viên? Tác dụng của việc đó như thế nào? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng tranxuanloc.com tìm hiểu nhé!

Môi trường làm việc thân thiện là mơ ước chung của hầu hết nhân viên khi ứng tuyển vào một doanh nghiệp cụ thể, bên cạnh bị thu hút bởi mức lương cao hay chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Và 5S là một trong những công cụ hữu ích mang lại hiệu quả như thế. Hiểu 5S là gì và tác dụng cụ thể sẽ giúp các nhà quản lý dễ hình dung cũng như định hướng công việc cụ thể, phù hợp.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Commission là gì? 3 điều cần biết về Commission trong ngành khách sạn

Làm việc trong ngành dịch vụ chắc hẳn thuật ngữ “Commission” sẽ vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác commission là gì? Commission khác gì với Bonus và Allowance? Các loại commission phổ biến hiện nay?… Cùng tranxuanloc.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Theo phần đa nhân viên ngành dịch vụ khách sạn – nhà hàng thì commission là một trong những chính sách tốt nhất giúp gia tăng thu nhập hàng tháng nhận được, đồng thời thể hiện và khẳng định năng lực làm việc của chính họ so với nhiệm vụ được giao. Vậy commission là gì mà quan trọng đến thế?

Commission là gì?

Commission dịch sang tiếng Việt có nghĩa là phí hoa hồng, tức số tiền thù lao theo thỏa thuận (thường là tỷ lệ phần trăm – %) mà chủ đầu tư cần chi trả hay nhân viên, người hợp tác sẽ nhận được nếu hoàn thành một giao dịch cụ thể. Với ngành Hospitality, commission là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhân viên tăng thu nhập và chủ đầu tư tăng doanh thu hàng tháng.

Các loại Commission phổ biến nhất hiện nay

Có thể phân loại và kể đến cụ thể như:

+ Commission theo thỏa thuận tương ứng mà chủ đầu tư, doanh nghiệp trả cho nhân viên nếu bán được sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn: lễ tân hay sale sẽ nhận được mức phần trăm (%) commission tương ứng nếu bán được phòng hay tour, dịch vụ khác (massage, vải, hàng lưu niệm…), thường là 5-10% trên 1 giao dịch thành công.

+ Commission theo thỏa thuận tương ứng mà bên A trả cho bên B nếu bán được sản phẩm, dịch vụ.

Chẳng hạn: khách sạn sẽ trả cho các kênh bán phòng như OTA, TA… mức % hoa hồng tương ứng nếu khách đặt phòng và đến trải nghiệm dịch vụ rồi thanh toán và rời đi. Mỗi kênh khác nhau sẽ quy định mức phí hoa hồng không giống nhau.

+ Commission theo thỏa thuận tương ứng mà bên A trả cho bên B nếu giới thiệu được bên C đến mua sản phẩm, dịch vụ.

Chẳng hạn: các cơ sở kinh doanh dịch vụ như hàng lưu niệm, shop vải, tour du lịch, dịch vụ xe… sẽ trả cho nhân
viên khách sạn có hợp tác mức % hoa hồng tương ứng trên tổng hóa đơn nếu nhân
viên đó giới thiệu khách đến cơ sở này mua sản phẩm, dịch vụ.

+ …

Phân biệt Commission với Bonus và Allowance

Không ít nhân viên hiện không xác định rõ hay bị nhầm lẫn mức thu nhập hàng tháng nhận được là bao gồm những khoản nào, ngoài lương thì còn gì nữa…

Câu trả lời chính là, mức thu nhập đó có thể sẽ có:

– Lương: là số tiền cố định nhận được hàng tháng như đã thỏa thuận và thể hiện rõ trong hợp đồng lao động

– Service charge: là phí phục vụ của bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp chia đều cho nhân viên hoặc theo từng cấp/ bộ phận như quy định

– Commission: là tiền hoa hồng (nếu có) khi bán được sản phẩm, dịch vụ tương ứng theo nhiệm vụ công việc, thường là lễ tân, sale, reservation sẽ có khoản này

– Bonus: là tiền thưởng thêm cho nhân viên nếu hoàn thành tốt công việc và tình hình doanh thu doanh nghiệp tốt

– Allowance: là tiền trợ cấp, phụ cấp hàng tháng như xăng xe, ăn trưa, điện thoại, trọ, đồng phục…

Các kiểu trả Commission trong khách sạn

Có 2 kiểu trả commission phổ biến hiện nay, đó là:

+ Trả theo % giá trị của sản phẩm, dịch vụ

Đây là hình thức phổ biến nhất. Tức là, tương ứng với giá bán của mỗi sản phẩm, dịch vụ như phòng nghỉ, dịch vụ massage, tour du lịch… và tỷ lệ % commission thỏa thuận mà quy ra số tiền nhận được cụ thể.

Ví dụ: lễ tân A bán được phòng X với giá 1.000.000 đồng, commission thỏa thuận là 5% thì số tiền A nhận được sẽ là 50.000đ

+ Trả theo số tiền thỏa thuận cụ thể

Nhiều khách sạn hay cơ sở liên kết hợp tác cũng thỏa thuận trả commission theo hình thức này. Nghĩa là, với mỗi sản phẩm, dịch vụ được bán, nhân viên sẽ nhận được một số tiền cụ thể.

Ví dụ: lễ tân A bán được gói massage 700.000đ cho khách sẽ nhận được 100.000đ commission.

* Tùy thuộc vào quy định của mỗi khách sạn sẽ áp dụng chi trả commission tương ứng và trả theo tuần/ tháng/ quý/ năm.

Như vậy, với việc thỏa thuận chi trả mức commission tương ứng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên nỗ lực mang doanh thu về cho khách sạn để đồng thời, thu nhập hàng tháng của họ sẽ tăng…

WEBSITE OTA VIỆT NAM

TA là gì? Khách sạn có nên hợp tác bán phòng qua TA?

TA là một trong những thuật ngữ thường gặp nhất trong lĩnh vực lưu trú – liên kết bán phòng. Bạn có biết TA là gì? Khách sạn có nên hợp tác bán phòng qua TA? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng tranxuanloc.com
tìm hiểu điều này.

Cùng với OTA, TA cũng khá được lòng các cơ sở lưu trú trong hợp tác bán phòng đến những đối tượng khách có nhu cầu. Hiểu chính xác TA là gì và tiềm năng liên kết cụ thể sẽ giúp các chủ đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định có nên hợp tác hay không.

TA là gì?

TA là từ viết tắt của Travel Agency, nghĩa là Đại lý du lịch, lữ hành chuyên bán các dịch vụ du lịch riêng lẻ hoặc
trọn gói như tour du lịch, vé máy bay, vé tàu, vé xe du lịch, phòng khách sạn…
phục vụ tối đa và toàn diện nhất nhu cầu của du khách.

Hiểu một cách đơn giản, trong kinh doanh dịch vụ lưu trú, TA là kênh trung gian kết nối cung – khách sạn muốn bán phòng với cầu – du khách có nhu  cầu thuê phòng với mức giá, tiện nghi dịch vụ và chính sách phù hợp nhất.

Cơ chế hoạt động của TA ra sao?

Từ khái niệm TA là gì sẽ dễ dàng xác định được cơ chế hoạt động của các TA. Cụ thể: TA sẽ tìm kiếm, tư vấn và bán các dịch vụ du lịch trọn gói, từ ăn uống (nhà hàng), ngủ nghỉ (khách sạn) cho đến di chuyển (máy bay, tàu, xe…), vui chơi giải trí (điểm đến, khu vui chơi…) của các cơ sở cung ứng dịch vụ cho khách hàng có nhu cầu theo hình thức trọn gói. Muốn vậy, các TA này phải tìm hiểu thông tin và kết hợp mỗi dịch vụ đặc thù riêng thành một sản phẩm, dịch vụ tổng hoàn chỉnh, hợp nhất để tư vấn và bán cho khách hàng.

Khách sạn có nên hợp tác bán phòng qua TA?

Sự thật thì các TA chính là kênh bán phòng đầu tiên và hiệu quả nhất mà các khách sạn nên cân nhắc lựa chọn. Bởi lẽ, lượng khách hàng tiềm năng của những đại lý du lịch, lữ hành này là vô cùng lớn và họ có nhu cầu mua dịch vụ thực tế. Vì thế, khi tìm đến TA, hầu hết trong số đó đều tìm kiếm các gói dịch vụ về điểm đến – phương tiện di chuyển – chỗ ăn nghỉ cho cả chuyến hành trình. Khi đó, TA dễ dàng thuyết phục du khách lựa chọn khách sạn bạn từ những chính sách ưu đãi, dịch vụ nổi bật, tiện nghi đặc sắc… Đương nhiên, để hợp tác bán phòng với TA, khách sạn bạn sẽ phải trả một số tiền hoa hồng (commission) nhất định theo thỏa thuận nhưng bù lại, lượng phòng và doanh thu, lợi nhuận thu về là khá lớn.

Làm thế nào để tăng lượng phòng bán qua TA?

+ Hợp tác với nhiều hơn 1 TA

Dĩ nhiên, bạn cần đầu tư hợp tác với nhiều hơn 1 đại lý du lịch, lữ hành, bên cạnh các kênh bán phòng khách sạn tiềm năng khác. Tuy nhiên, cần lưu ý sự phù hợp về đối tượng khách hàng mục tiêu trước khi liên hệ hợp tác, tránh tình trạng liên kết tràn lan, thiếu hiệu quả, mất tiền hoa hồng nhưng lượng phòng bán không cao. Thời đại 4.0, vì thế, sẽ khá dễ dàng để bạn tìm kiếm và có thông tin liên hệ với các TA phù hợp thông qua các Group, Fanpage ngành khách sạn du lịch.

+ Báo giá phù hợp

Không phải tất cả các liên hệ đề nghị hợp tác đều được chấp thuận. Mọi TA đều quan tâm đến lợi nhuận mà họ nhận được, Vì thế, nếu khách sạn bạn đưa ra giá bán bằng hoặc cao hơn so với những khách sạn trước đó có cùng phân khúc thì khả năng cao sẽ không thu hút và thuyết phục được họ. Tìm hiểu giá thị trường và cân nhắc mức giá phù hợp để tăng cơ hội hợp tác thành công.

+ Đưa ra các mức ưu đãi hấp dẫn

Chắc chắn khoản % hoa hồng phải thật sự hấp dẫn để tạo thiện chí. Ngoài ra, nếu cần thiết, hãy tăng thêm các mức ưu đãi khác như giảm giá phòng cho nhân viên của đại lý, tặng thêm voucher sử dụng dịch vụ hay tăng mức chiết khấu nếu lượng phòng bán trong tháng vượt mức thỏa thuận… Mọi ưu đãi mang tính thiết thực sẽ rất có lợi, giúp bạn dễ dàng thuyết phục hợp tác với kênh TA tiềm năng.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn hiểu được TA là gì và tại sao khách sạn nên hợp tác bán phòng qua TA, từ đó, cân nhắc thêm vào list các kênh bán phòng hiệu quả…

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Hướng dẫn đặt và hủy phòng Airbnb đơn giản cho người mới

Airbnb là kênh thông tin về OTA đặt phòng được ưa chuộng nhất hiện nay bởi đa dạng sự lựa chọn loại hình lưu trú cùng với nhiều mức giá tương ứng. Bạn muốn đặt phòng qua Airbnb nhưng chưa biết thao tác thế nào? Tham khảo ngay bài hướng dẫn chi tiết của tranxuanloc.com và áp dụng thực hiện nếu cần

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

Danh sách chi phí kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ

Bạn có ý định kinh doanh dịch vụ lưu trú nhưng số vốn không cao? Bạn muốn biết chi phí kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ thế nào để chuẩn bị? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của tranxuanloc.com để xác định những mức chi phí chi tiết nào cần có trước khi cân nhắc kinh doanh.

Có nên kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ ở thời điểm hiện tại?

Mình nghĩ là Nên. Vì đời sống ngày một phát triển, nhu cầu tận hưởng và khám phá, trải nghiệm ngày càng tăng cao khiến số lượng lớn du khách lựa chọn đi du lịch hay di chuyển đến các địa điểm ngoài địa phương để lưu trú, nghỉ dưỡng, ăn uống… Do đó, kinh doanh dịch vụ lưu trú được xem là bắt kịp xu hướng.

Bên cạnh đó, không phải ai cũng dồi dào về nguồn vốn, hay khách thuê có điều kiện kinh tế cao. Rõ ràng, cung (kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ vốn ít) – cầu (thuê phòng giá rẻ với tiện nghi cơ bản) gặp nhau là hoàn toàn hợp lý. Việc kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ cũng là lựa chọn thú vị của nhiều bạn trẻ muốn thử sức với loại hình dịch vụ đầy tiềm năng ở thì hiện tại.

Danh sách chi phí kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ

Như trên đã viết, kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ có mặt ưu là không phải tốn số vốn quá lớn. Tuy nhiên,
tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu của mỗi chủ đầu tư mà việc xác định chi phí kinh doanh cho loại hình này ít nhiều sẽ có sự chênh lệch. Dưới đây là danh sách chi phí kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ tối thiểu cần có:

+ Chi phí đầu tư

Là những chi phí chỉ phải chi 1 lần khi bắt đầu kinh doanh homestay, khách sạn. Chẳng hạn:

– Địa điểm

– Cơ sở vật chất

– Giấy tờ pháp lý…

+ Chi phí vận hành

– Nhân sự

– Quản lý

– Sửa chữa vật dụng, cải tạo vật chất

– Chi phí phát sinh khác

Cụ thể từng mức chi phí như sau:

+ Chi phí thuê/ mua nhà

Trường hợp nhà bạn sở hữu đảm bảo dùng được để cho thuê thì vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, cần cân nhắc tính tối ưu về vị trí, giao thông, tiện nghi và sự thoải mái trong sinh hoạt nhé.

Thông thường, nhiều chủ đầu tư hiện nay lựa chọn thuê hoặc mua nhà để kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ. Quyết định thế nào là tùy vào nhu cầu, sự tính toán và tài chính của bạn. Theo đó:

– Nếu chọn mua nhà để kinh doanh:

Chi phí này chắc hẳn sẽ rất lớn. Theo tìm hiểu thì giá nhà tại các trung tâm du lịch như Tp.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng… hiện vào khoảng 3-5 tỷ đồng cho diện tích từ 50-75m2. Mua nhà càng gần trung tâm và ở vị trí đắc địa thì giá nhà sẽ càng cao. Tuy nhiên, việc mua hẳn nhà để kinh doanh mang đến nhiều thuận lợi cho chủ đầu tư trong việc làm chủ mọi quyết định thiết kế, trang trí nội thất, decor không gian… thay vì bị hạn chế bởi những quy định của chủ nhà cho thuê.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tính đến chuyện đầu tư sinh lời từ chính ngôi nhà mua đó nếu ngưng kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ sau này.

– Nếu chọn thuê nhà để kinh doanh:

Chi phí dĩ nhiên sẽ thấp hơn. Bạn có
thể cân nhắc thuê dài hạn hoặc ngắn hạn, thậm chí là thuê trọn ngôi nhà hay thuê từng phòng riêng lẻ tùy theo nhu cầu, mục đích đầu tư kinh doanh, điều kiện tài chính và thỏa thuận với chủ nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các giấy tờ pháp lý đảm bảo thỏa thuận thuê hợp lệ, tránh phát sinh tranh chấp về sau. Theo tìm hiểu thì giá thuê trung bình hiện dao động trong khoảng từ 8-12 triệu đồng/ tháng cho nhà 80-100m2. Chi phí cọc tối thiểu thường từ 2 tháng.

Việc thuê nhà để kinh doanh giúp chủ đầu tư giảm bớt gánh nặng về chi phí đầu tư ban đầu, chuyển số vốn còn lại dùng vào các chi phí cần thiết khác.

+ Chi phí vật dụng, đồ dùng phục vụ

Có thể kể đến như đồ dùng phòng ngủ: giường, ga, nệm, gối, đồ dùng nhà vệ sinh, tivi, điều hòa, đèn ngủ, đèn bàn, bàn làm việc… – phòng khách: bàn ghế; quầy lễ tân, quạt/ điều hòa, máy nước nóng… – phòng bếp (nếu có): xoong nồi, bát đũa, bếp ga, bếp điện… và rất nhiều các vật dụng, đồ dùng khác phục vụ khách trong thời gian lưu trú. Khảo sát giá từ các cơ sở chuyên cung cấp gói nội thất thì chi phí cho khoản này vào khoảng 30-50 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu homestay, khách sạn của bạn thiết kế theo phong cách vintage thì bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tận dụng làm mới/ tái chế lại những đồ cũ sẵn có, vừa mang đến sự hoài cổ, mới lạ, vừa tối ưu vốn đầu tư.

+ Chi phí thiết kế, trang trí nội-ngoại thất

Tùy vào ý tưởng thiết kế mà khâu decor homestay, khách sạn sẽ ngốn mức chi phí và thời gian, nhân công nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên, việc đầu tư vào thiết kế, trang trí nội-ngoại thất cho cơ sở lưu trú, nhất là homestay là cực kỳ quan trọng, quyết định đến 50% tính khả thi trong kinh doanh khi tạo được ấn tượng thu hút khách tìm hiểu và đặt phòng.

Theo tìm hiểu, đơn giá thiết kế nội thất hiện dao động trong khoảng 250-300 nghìn/ m2 – thiết kế ngoại thất khoảng 150-200 nghìn/m2. Như vậy, dự kiến chi phí cho khoản này vào khoảng 40-50 triệu cho một căn nhà có diện tích tầm 100m2.

+ Chi phí nhân sự, quản lý

Việc thuê nhân công đảm nhận từng phần việc cụ thể trong phục vụ khách lưu trú như lễ tân check-in/ check-out – housekeeping làm phòng – phục vụ và bếp phục vụ đồ ăn thức uống – bảo vệ – bellman… là điều bắt buộc vừa thể hiện sự chuyên nghiệp trong chất lượng dịch vụ, giảm thiểu khối lượng công việc cho bạn, vừa đảm bảo phục vụ khách tốt nhất. Tuy nhiên, số lượng nhân viên thuê nhiều hay ít phụ thuộc vào khối lượng công việc trong ngày và nhu cầu của cơ sở.

Tùy vào sự thỏa thuận và mức lương tối thiểu vùng tại nơi bạn kinh doanh cũng như khả năng của từng ứng viên mà đưa ra các mức deal lương tương ứng. Hiện nay, mức lương trung bình cho vị trí nhân viên ngành lưu trú dao động trong khoảng 5-8 triệu đồng/ tháng/ người.

Hotel staff set of flat gradient icons with manager, doorman, guard, maid, chef, receptionist isolated vector illustration

+ Chi phí điện nước

Tùy vào quy mô và công suất hoạt động của cơ sở kinh doanh mà chi phí điện nước và liên quan sẽ có mức phù hợp. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ rơi vào hàng triệu. Khảo sát tại một số homestay, khách sạn nhỏ thì chi phí vào khoảng trên dưới 3 triệu đồng/ tháng.

+ Chi phí marketing

Để cơ sở kinh doanh lưu trú tiếp cận số lượng lớn khách thuê tiềm năng, việc chi một khoản kha khá cho chi phí truyền thông – marketing là nên và gần như bắt buộc phải làm hiện nay, đặc biệt là những tân binh mới toanh trong làng dịch vụ. Chạy quảng cáo, hợp tác với các kênh thông tin về OTA, website du lịch… là việc cần làm. Ước tính, chi phí cho việc này vào khoảng 5-10 triệu đồng/ tháng.

+ Chi phí phát sinh khác

Ngoài các chi phí hiện hữu trên đây, trong quá trình kinh doanh và phục vụ khách có thể sẽ xuất hiện những chi phí phát sinh không lường trước nữa. Trung bình 1 tháng, bạn nên tính toán và để ra khoảng 3-5 triệu để xử lý những phát sinh này.

Trên thực tế, những ước lượng khoản chi phí cụ thể như trên chỉ mang tính tham khảo. Chi phí chi tiết tại từng khu vực kinh doanh có thể khác nhau và có sự chênh lệch nhiều hay ít. Hãy lên kế hoạch khảo sát thị trường, tham khảo qua nhiều kênh thông tin để có được các mức giá cụ thể cho từng khoản chi phí, đồng thời, lên danh sách chi phí kinh doanh homestay, khách sạn nhỏ tương ứng với ý tưởng đã đặt ra để cân nhắc khả năng xoay vốn và tiềm năng kinh doanh có lời trước khi bắt đầu.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Hướng dẫn xóa phòng trên Airbnb với 6 bước đơn giản

Trong nhiều trường hợp, vì các lý do khác nhau nên host cần xóa phòng trên Airbnb để tối ưu listing. Bạn cũng cần phải làm vậy nhưng chưa biết thao tác thế nào? Tham khảo ngay bài viết hướng dẫn chi tiết được tranxuanloc.com chia sẻ dưới đây.

Tại sao host muốn xóa phòng trên Airbnb? Thông thường, hầu hết các host đều chỉ lựa chọn unlist (ẩn) phòng thay vì xóa hẳn trên Airbnb. Việc làm này cần thực hiện khi: – Unlist phòng vì phòng đó đã được bán cho khách đặt – khóa vì phòng không đảm bảo phục vụ khách (do hư hỏng hoặc bảo trì, nâng cấp…) => vì thế cần ẩn đi để khách khác không nhìn thấy và đặt – Xóa phòng vì phòng/ listing đó không bán nữa, host ngưng không hợp tác đăng bán phòng trên Airbnb hoặc thậm chí không kinh doanh bán phòng nữa.

Được biết, unlist phòng sẽ vẫn có thể cho hiện lại khi muốn còn xóa tức là gỡ thông tin phòng đó vĩnh viễn khỏi hệ thống của Airbnb. Đó là lý do vì sao, việc xóa phòng luôn được khuyến cáo cân nhắc thật kỹ, chỉ xóa khi không còn sự lựa chọn nào khác, tránh những phát sinh không mong muốn về sau như muốn đăng bán phòng lại sẽ mất thời gian và công sức liên hệ hợp tác, cài đặt thông tin phòng…

Hướng dẫn xóa phòng trên Airbnb Để tiện cho việc thao tác, tranxuanloc.com sẽ hướng dẫn đồng thời cách unlist/ xóa phòng trên Airbnb để host cân nhắc thực hiện khi cần. Chi tiết các bước được tiến hành như sau:
– Truy cập vào trang dành riêng cho chủ nhà, theo link: airbnb.com/hosting
– Nhấn chọn “Listing” trên thanh công cụ
– Chọn listing muốn unlist/ xóa
– Kéo xuống dưới để thấy dòng chữ “Listing status”
– nhấn “Edit”
– Nhấn vào dòng chữ “Permanently deactivate listing” / Vô hiệu hóa vĩnh viễn listing
– Chọn lý do vì sao quyết định xóa listing đó theo gợi ý có sẵn
– nhấn “Next” để tiếp tục
– Chọn “Permanently deactivate” / Vô hiệu hóa vĩnh viễn, tức là xóa phòng/ listing trên Airbnb hoặc “Unlist instead” / Không công khai, nghĩa là phòng/ listing này sẽ không xuất hiện trên Airbnb nữa nhưng sau này vẫn có thể hiển thị lại nếu muốn – nhấn “Save” để hoàn tất.

Như vậy là bạn đã thực hiện xong việc xóa phòng trên Airbnb cho các listing tương ứng. Tuy nhiên, xin lưu ý lại một lần nữa là host nên cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định nhé, vì rõ ràng, vẫn có thể unlist phòng thay vì xóa để tránh những sai lầm không mong muốn về sau.

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com
Điều khoản sử dụng chung | Chính sách bảo vệ quyền riêng tư | Chính sách hoàn tiền học | Quy trình đặt hàng | Hình thức thanh toán

Chú ý: Nội dung khóa học online có thể thay đổi mà không cần báo trước.