Tìm hiểu về Rate plan / Loại giá trên Booking.com OTA

Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ về Rate plan / Loại giá trên Booking.com (BDC). Đây là một trong những kiến thức cơ bản để bạn có thể kinh doanh chỗ nghỉ hiệu quả hơn trên BDC (booking dot com) nhé! Rate plan hay còn gọi là chính sách giá được hiểu nôm na là những quyền lợi mà khách được hưởng khi đặt theo những mức giá khác nhau.

Rate Plan / Loại giá là gì?

Đối với thuật ngữ Rate Plan mỗi kênh thông tin về OTA đều có cách hiển thị và định nghĩa khác nhau, trong bài viết này là về BDC nên chúng tôi sẽ chia sẻ theo định nghĩa của BDC. Việc khách hàng “mỗi người mỗi ý” luôn là điều chúng ta phải đối mặt hàng ngày, việc này cũng xảy ra với các OTA, khách hàng luôn chọn mức giá phù hợp với khả năng cũng như mong muốn của họ.

Người này có thể muốn lựa chọn loại giá rẻ nhất và chấp nhận không được hủy, có người lại muốn giá rẻ hơn nữa vì họ không cần dùng bữa sáng tại chỗ nghỉ, có khách lại muốn được hủy hoặc thay đổi đặt phòng dù giá có thể cao. Để đáp ứng “vạn điều mong muốn” của khách hàng, không chỉ BDC mà các OTA đều sẽ có chức năng “Rate plan/Loại giá”

Rate Plan trên BDC gồm những gì?

BDC có:
– Chính sách hủy (Cancellation Policy): Chỗ nghỉ có cho khách hủy hoặc thay đổi đặt phòng hay không, ví dụ Chính sách không hoàn hủy (non-refundable), hủy linh hoạt (Flexible Cancellation) trong bao nhiêu ngày…

– Đặt phòng sớm (Early booker/early bird): (Không phải “chim sớm” nghen quý zị – Jen): Hiển thị giá cụ thể đến khách đặt trước ngày nhận phòng một lượng ngày nhất định

– Thời gian lưu trú (LOS: Length of Stay): Hiểu nôm na là cài đặt chính sách Lưu trú dài hạn (Longstay), giá dành cho các đặt phòng từ 2 đêm trở lên tùy chiến lược của chỗ nghỉ

– Bữa ăn (Meal): Không chỉ là bữa sáng, còn có thể là bữa trưa, hoặc tối, hoặc “Full-board”

– Phòng (Room): Loại giá chỉ áp dụng cho loại phòng này không áp dụng cho loại phòng khác

Các loại giá có thể cài từ một loại giá khác: Khi các bạn đăng bán trên BDC các bạn sẽ có 1 loại giá tiêu chuẩn (standard rate) và bạn có thể tạo các loại giá ở trên dựa trên loại giá này

Lợi ích về các rate plan:

– Chính sách hủy miễn phí (hủy linh hoạt): Theo thống kê từ BDC thì giá hủy miễn phí thường cao nhất, được đặt nhiều nhất trên trang BDC. Vì điều kiện linh động, chúng cũng có tỷ lệ hủy cao hơn.
Một lý do nữa, JnSeso khuyên bạn cài đặt chính là vì Phương thức thanh toán trên BDC không phải là Đảm bảo 100%, dù khách có no-show hoặc “bom” phòng thì 98,89% bạn không thể thu tiền từ khách, vì thế, đừng phí phạm chức năng này để tăng độ hiển thị nhé!
Để tận dụng tối đa loại giá miễn phí hủy, bạn nên cài đặt quanh năm, không giới hạn độ dài lưu trú hay thời gian đặt phòng.

– Đặt phòng sớm: Thường là loại giá thấp nhất, giá cho khách đặt sớm giúp chỗ nghỉ trở nên thu hút hơn trong mắt khách đặt trước rất xa so với ngày nhận phòng. Giá cho khách đặt sớm giúp chỗ nghỉ trở nên nổi bật hơn so với nhóm đối thủ cạnh tranh, đảm bảo nhiều doanh thu từ trước. Vì thế chúng tôi khuyên bạn, nếu không cài loại giá này, bạn nên cài đặt trong khuyến mãi tiêu chuẩn loại khuyến mãi Early Bird này nhé!

Đọc thêm: Làm thế nào để xoá bỏ chênh lệch giá trên kênh thông tin về OTAs

Cài đặt Rate Plan ở đâu:

Bước 1: Đăng nhập vào Extranet (Extranet là gì thì đã có tài liệu chúng tôi chia sẻ về thuật ngữ OTA)

Bước 2: Giá & tình trạng phòng trống

Bước 3: Rate plan

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm, kiến thức của mình trong quá trình làm việc trên OTA, cụ thể là Booking.com. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích một phần kiến thức cho các bạn về kỹ năng quản lý OTA cơ bản.

Top 5 lưu ý khi nhận các listing Homestay được sang nhượng

Bài gốc của tác giả: FB Vo DuyTrong thời điểm “nóng” như hiện nay, nhận nhượng lại các listing đang có sẵn là một bước đi khôn ngoan cho các bạn mới chơi. Bản thân mình cũng đã từng là người đầu tư từ đầu (cải tạo 1 căn hộ cấp 4, khu tập thể thành 1 căn hộ hoàn toàn mới) và cũng đã nhận nhượng 1 căn hộ từ 1 bạn đang làm. Người mới chơi muốn thăm dò thị trường, vốn mỏng thì lựa chọn tìm căn hộ đang sang nhượng là hợp lý.

Nếu nhận nhượng, bạn không phải đau đầu vì các vấn đề thi công sửa chữa, tìm địa điểm phù hợp, tốn kém chi phí thuê mặt bằng trong thời gian thi công…..Khi bạn làm 1 căn tốt, bạn có thể đầu tư thêm và nhiều sau, sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi vận hành số lượng phòng lớn khi bạn đã có kinh nghiệm. Trong phần này, mình muốn chia sẻ 1 chút kinh nghiệm khi gặp 1 “ca” nhượng. Một trong khá nhiều câu hỏi bạn bè mình hay hỏi.

Lý do nhượng Homestay, căn hộ

Nhiều bạn hay đặt câu hỏi, sao họ nhượng khi đang làm tốt. Cá nhân mình thấy có 3 lý do chính:

a. Bán không được, chi phí nhiều hơn doanh thu. Bán kéo vốn về.

b. Bán được, nhưng lãi ít quá. Tốn thời gian, để sức và tiền làm cái khác hiệu quả hơn.

c. Có lý do riêng, đi công tác, có gia đình, có con, đi du học.

Thực mà nói, buôn bán ngoài chất lượng sản phẩm (hình ảnh, điều kiện nhà, vị trí….) thì tay bán và cách vận hành (bán và quản lý) của từng người là khác nhau. Căn nhà này bạn này làm không được, nhưng người khác vào lại làm tốt (account mạnh hơn, kênh bán tốt hơn, quản lý hợp lý hơn…). Tóm lại, đừng quá lo lắng về lý do chủ bán, bạn thấy áng làm được thì lao tới thôi

Điều kiện thực trạng của căn hộ, homestay

Lẽ đương nhiên, đồ đi bán đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại, ai cũng thế cả. Nên việc tìm hiểu thực trạng của căn hộ bạn định lấy giúp bạn đỡ “ngả ngửa” khi vận hành.

Mình tạm chia ra 2 loại vấn đề:

a. Vấn đề có thể khắc phục được:

  • Điều kiện nhà xấu, đồ nội thất chưa xịn/tốt à bơm tiền cải tạo lại
  • Nước yếu – mua bơm tăng áp
  • Công năng sử dụng hiện tại kém (bán 2 pax) à tùy chỉnh lại (thêm giường bán 4pax)

b. Vấn đề KHÔNG thể khắc phục được:

  • Hàng xóm: Đa số các căn hộ ở phố cổ thường là trong khu tập thể, ngõ nhỏ. Người dân sinh hoạt chung trong ngõ. Sinh hoạt ồn ào, có dịch vụ ăn uống, nấu nướng. Hàng xóm nuôi gà, chó gây ồn.
  • Xây dựng: Xung quanh ồn ào
  • Nhà ẩm mốc, ngấm nước từ hàng xóm.
  • Ngõ có cổng, bảo vệ quản lý· Quản lý thị trường hạch sách (tạm thấy khu tập thể phố Lê Phụng Hiểu gần đây hay bị kêu)

Bạn cần cân nhắc kỹ các vấn đề KHÔNG thể khắc phục được, vì khi vận hành sẽ rất mệt đầu. Vậy để biết các vấn đề của căn hộ, bạn tìm ở đâu, bên bán đương nhiên không nói cho bạn rồi. Tuy nhiên, Airbnb có phần review và mục này có thể khai thác khá nhiều thứ về căn hộ. Khách complain đệm cứng, nước yếu, ồn ào xung quanh… Một review có thể còn ko chắc, nhưng 5-7 review đều kêu chung vấn đề, có nghĩa là có vấn đề thật

3. Giá trị sang nhượng

Phần này không có barem cụ thể, tuy nhiên, người mới chơi nên tính toán mức đầu tư sao cho quay vòng vốn kịp và không phi thực tế.

Với 1 listing đang bán tốt, bạn có thể trả mạnh tay hơn chút cũng OK. Bạn dễ làm hơn so với 1 căn nhượng rẻ nhưng sau về làm loay hoay bán phòng. Nếu chủ nhà bán kèm cả listing, đây cũng là lợi thế cho người mới chơi, bạn nên hỏi thêm phần này. Có sẵn review lợi hơn nhiều là 1 account mới tinh.Nếu bạn có người quen đã làm kinh doanh Homestay 1 thời gian, bạn nên rủ họ đi cùng để cùng đánh giá khả năng bán phòng (giá bán, công suất bán, điều kiện nhà)

Cuối cùng, nếu bạn đã nhận nhượng thành công, đừng quên đầu tư vào phần hình ảnh. Không gì có thể tốt hơn là 1 listing có nhiều hình đẹp, rõ ràng chuẩn chỉnh để khách hàng ấn tượng. Và bạn biết tìm ai rồi nhỉ……ahihi.

Các vấn đề pháp lý khi sang nhượng (…đang cập nhật)

Những điều nên tránh khi sang nhương (… đang đi hỏi)

Bài gốc của tác giả: FB Vo Duy

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

Bài toán kinh doanh Homestay lời lỗ

Bài toán kinh doanh Homestay lời lỗ như thế nào? Trong thời gian làm, mình có nhận được khá nhiều câu hỏi về việc kinh doanh Homestay theo kiểu:
Anh A: “ê, tao thấy giờ có vụ làm Homestay hot quá, thấy mày làm ngon nên hôm nào café tao hỏi nhé….”
Chị B: “giờ bắt đầu làm homestay thì bắt đầu như nào”
Cô C: “Làm Homestay chắc nhàn nhỉ, lại có thêm thu nhập bên cạnh công việc full time của chị…”

Nên mình sẽ viết về topic mang tính sống còn của việc làm kinh doanh” Lời vs Lỗ”
Bản chất của kinh doanh là DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN. Vậy kinh doanh Homestay các thành phần này thực chất như nào.

 

DOANH THU KINH DOANH HOMESTAY

Tiền bạn thu về tối đa trên căn hộ của bạn. Ví dụ bạn có 1 căn hộ đẹp, rộng rãi trong khu phố cổ (Old Quarter): bạn THU VỀ 700,000 VND/đêm. (chi phí khách trả sẽ tầm 800,000 VND, 15% commission từ OTA). Vậy 1 tháng với năng lực sales tốt (new account nhé, không tính các cụ có Super Host, review vài trăm cái), bạn chỉ nên tính tối đa 20 ngày/tháng (tương đương 70% công suất bán)

700,000 x 20 = 14,000,000 VND. (*)

CHI PHÍ VẬN HÀNH KHI KINH DOANH HOMESTAY

Chi tiêu cố định hàng tháng. Tạm list ra thì

a. Tiền thuê nhà: 5tr – 7tr (tùy vị trí, tùy giá nhượng, tùy điều kiện nhà)
b. Bill Nước + internet: 350,000 VND
c. Điện: 1 căn studio (1 điều hòa, 1 TV, 1 tủ lạnh, bếp điện, bình nước nóng):
– i. Thấp điểm 350,000K
– ii. Cao Điểm (tháng hè): 800K (nhà mình 2 điều hòa có lúc lên 1tr3 tiền điện L )
d. Tiền dọn dẹp: 100k/lần (trung bình nhà mình dọn hết 1tr/tháng)
e. Giặt giũ ga, gối, vỏ chăn, khăn tắm: 1tr/tháng
f. Thuế: 600k/tháng (thuế khoán hộ cá thể)

Total (tính bình quân): 6,000,000 + 350,000 + 500,000 + 1,000,000 + 1,000,000 + 600,000 = 9,450,000 VND (**)

LỢI NHUẬN KINH DOANH HOMESTAY

14,000,000 – 9,450,000 = 4,550,000 VND/tháng (54,600,000 VND/năm) 70% công suất.

Tuy nhiên, thường thì bạn cần bỏ 1 khoản tiền để đầu tư ban đầu để sửa sang, sang nhượng lại căn hộ để có thể kinh doanh. Kinh nghiệm của mình cho thấy, mức đầu tư 100 tr-150tr là mức cơ bản (***)
Nhìn lại, bạn thấy mình cần làm 1.5 năm để thu hồi vốn (trong trường hợp bán suôn sẻ).
Tạm thời mình loại trừ các vấn đề phát sinh chi phí như hỏng hóc thiết bị trong nhà, nhà cửa xuống cấp (tình trạng phổ biến trong phố cổ).
Quay về các câu hỏi ở đầu bài, tôi có nên làm Homestay không. Một số tiêu chí dưới đây sẽ là lợi thế nếu bạn đạt được.

Bạn có sẵn nhà nhàn rỗi trong phố cổ.

Quá good, bạn sẽ đỡ được 1 khoản tiền thuê nhà, (5-7tr/tháng). Đó chinh là lợi nhuận ngay và luôn của bạn. Khoản thu này cũng hiệu quả hơn cho thuê tháng nhiều.. Nhà của bạn có nghĩa là bạn cũng đỡ phải đau đầu khoản hợp đồng thuê nhà, đổ chi phí đầu tư ban đầu vào nhà để kinh doanh.

Bạn biết Tiếng Anh cơ bản

Bạn không cần giỏi tiêng Anh, giao tiếp với khách du lịch khá đơn giản. Nhưng bạn bắt buộc phải biết tiếng Anh.

Bạn là người thích sự chỉn chu, customer delight

Standard về servicing của bạn càng cao, sản phẩm của bạn càng có sức cạnh tranh với mặt bằng.
Vậy với những người không có nhà thì sao, đương nhiên bạn vẫn làm được, tuy nhiên bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, sự lì đòn là yếu tố rất quan trọng. Với tiêu chí side job tăng thu nhập, có nghĩa là bạn không thể tập trung 100% cho job này được. Bạn phải chấp nhận là nếu bỏ ra 150tr, bạn sẽ bắt đầu gom lại nó trong 1 năm (nhanh nhất), deal với các vấn đề về khách hàng, dịch vụ, complain từ họ và hàng xóm, deal với chính quyền, thuế má. Đôi khi bạn nhận ra mình sẽ biết làm rất nhiều việc vặt, như thay ổ khóa hỏng, sửa vòi nước, chống thấm…
Một số bạn host chuyên nghiệp hiện nay có chiến thuật và plan rất rõ ràng để phát triển business dạng homestay này, và đương nhiên nó không phải là cái đích mà các bạn đang có công việc full time đang hướng tới.

Bài gốc của tác giả: FB Vo Duy

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

[GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản tổng

[GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản tổng giúp người làm Sales, quản lý dễ dàng quản lý, chuyển qua lại giữa các extranet của các kênh như Agoda, Expedia, traveloka, Ctrip, Mytour… và quản lý nhiều cơ sở lưu trú (tài khoản quản trị trang OTA). Hiện nay một số trang đã hỗ trợ tự gộp nhưng một số trang lại phải liên hệ với quản lý khu vực để làm.

Xem thêm các bài hướng dẫn trước của chúng tôi:

Lợi ích khi gộp tài khoản extranet

  • Khi sử dụng các tài khoản tổng chúng ta có thể dễ dàng chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác mà không phải đăng nhập lại mà chỉ cần bấm nút chuyển là xong.
  • Ít phải đăng nhập nhiều tài khoản, sử dụng thuận tiện với mobile app

Một số hạn chế khi gộp tài khoản extranet OTA

  • Một số nền tảng để thực hiện việc gộp tài khoản thì người phụ trách SALES ONLINE OTA của cơ sở lưu trú sẽ phải liên hệ với quản lý thị trường hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ để gửi yêu cầu gộp tài khoản vào 1 tài khoản tổng
  • Thủ tục khá rườm rà khi thực hiện

Lưu ý một số vấn đề khi gộp GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET (tài khoản tổng) để quản lý:

  • Expedia hỗ trợ tối đa 2 email nhận thông tin
  • Khi gộp tài khoản thì lưu ý vấn đề bảo mật thông tin/phân quền nếu cần thiết
  • Một số extranet như vntrip hay bị lỗi khi sử dụng tài khoản tổng/ hay phải làm mới trang (refresh) lại trình duyệt

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

[GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên vntrip

Trong viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên vntrip trong serie hướng dẫn nâng cao của OTA Việt Nam #otavietnam. Trong bài trước: [GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên booking.com đã chia sẻ được rất nhiều đánh giá tích cực từ các anh chị làm sales OTA vì nhiều người không biết đến tính năng hữu ích này.

Việc [GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên vntrip cũng thực hiện khi chúng ta có 2 cơ sở lưu trú trở lên.

Bước 1: Đăng nhập vào các tài khoản cần gộp trong extranet của vntrip cung cấp

Bước 2: Tạo thêm Người dùng extranet: https://extranet.vntrip.vn/manage-users/list-user?ex_id=xxxxxx

Bước 3: Điền các thông tin theo mẫu (Email đăng nhập, số điện thoại…)

Bước 4: Kiểm tra mail để xác minh quyền truy cập hợp lệ + tạo mật khẩu

Sau đó thực hiện với các cơ sở tiếp theo tương tự.

Một số bài viết khác về VnTrip OTA

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

[GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên booking.com

Trong bài viết này OTA Việt Nam #otavietnam sẽ hướng dẫn các bạn gộp nhiều tài khoản extranet trên booking.com để quản lý nhiều cơ sở lưu trú bằng 1 tài khoản duy nhất.

Công việc GỘP TÀI KHOẢN EXTRANTET này sẽ cực kỳ hữu ích nếu:

  • Quý vị có nhiều cơ sở lưu trú
  • Quý vị không muốn sử dụng tiện ích quản lý kênh của bên thứ 3 (Channel Manager)

[GỘP TÀI KHOẢN] Quản trị nhiều cơ sở lưu trú trên 1 tài khoản trên booking.com

Những lợi ích khi GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET trên booking.com

  • Sử dụng 1 email đăng nhập thay vì nhiều email
  • Đăng nhập tập chung, quản lý tập chung trên máy tính hoặc trên mobile app của booking.com
  • Tất cả các thông báo được hiển thị tập chung và dễ dàng kiểm soát

Các bước để THỰC HIỆN VIỆC GỘP TÀI KHOẢN EXTRANET trên booking.com. Trong quá trình thực hiện có thể sẽ phải xác thực qua SMS/ mã PIN

Cách 1: Áp dụng nếu tài khoản tổng sử dụng là email mới

  • Bước 1: Tạo tài khoản user mới bằng cách truy cập vào link sau: https://admin.booking.com/hotel/hoteladmin/extranet_ng/manage/accounts_and_permissions.html
  • Bước 2: Xác thực truy cập bằng SMS/ Mã pin
  • Bước 3: Nhập các thông tin cơ bản như tên truy cập/ email (có thể lấy tên truy cập = email)
  • Bước 4: Chọn phân Quyền

Cách 2:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 email tổng để quản trị (bên booking sẽ gửi link xác nhận tham gia qua mail)
  • Bước 2: Tạo hoặc sử dụng tài khoản đã có sẵn để dùng làm tài khoản tổng quản lý. Các bạn có thể thực hiện bằng cách sau: Truy cập vào menu > Tài khoản > Thêm chỗ nghỉ hiện có hoặc truy cập link: https://admin.booking.com/hotel/hoteladmin/extranet_ng/manage/link_account.html
  • Đăng nhập lần lượt vào các tài khoản riêng lẻ (các tài khoản cần gộp lại với nhau). Từ cơ sở lưu trú thứ 2 trở đi chọn tab sử dụng tài khoản có sẵn (tên truy cập/ email) đã sử dụng lần đầu tiên (email tổng).

Dưới đây là hình ảnh thực hiện gộp tài khoản thực hiện tương tự theo hướng dẫn

Tham khảo:  booking.com

Lưu ý: Nếu bạn có nhiều cơ sở lưu trú (chuỗi) thì khi mở bán cơ sở mới bạn có thể đăng ký từ tài khoản sẵn có thì hệ thống sẽ tự hiểu bạn quản lý nhiều cơ sở lưu trú và không phải làm bước gộp tài khoản như thế này. Bài viết này hướng dẫn nếu bạn nhận thêm cơ sở lưu trú khác mà trước đó kênh OTA đã có tài khoản rồi!

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

Cơ chế tính hoa hồng các kênh OTA ở Việt Nam và quốc tế

Hẳn mọi cơ sở lưu trú có ý định đăng ký bán phòng trên các website trực tuyến sẽ muốn tìm hiểu Cơ chế tính hoa hồng các kênh OTA ở Việt Nam và quốc tế để cân nhắc hợp tác nhằm tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận…

Nên chọn kênh thông tin về OTA nào để đăng ký bán phòng?

Câu trả lời sẽ là không phải chỉ 1 mà nhiều hơn 1. Tuy nhiên, không phải chọn càng nhiều càng tốt mà nên chọn những kênh phù hợp nhất để đảm bảo tăng lượng phòng bán, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận sau thanh toán phí hoa hồng (commission)

Thông thường, việc chọn kênh thông tin về OTA để đăng ký bán phòng sẽ dựa vào các yếu tố như:

– Mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì? – khách sạn/ homestay/ căn hộ dịch vụ…

– Phân khúc khách hàng là ai? – trung cấp/ bình dân…

– Số lượng phòng bao nhiêu?

– Chính sách của mỗi kênh thông tin về OTA dành cho chủ nhà ra sao?

– Mức độ phổ biến, uy tín và tiềm năng bán phòng của kênh thông tin về OTA đó thế nào?

Quy mô và đối tượng khách hàng của các kênh thông tin về OTA hiện nay

Không phải kênh thông tin về OTA nào cũng phục vụ đa dạng mọi đối tượng khách có nhu cầu đặt phòng nghỉ. Đa phần mỗi kênh bán phòng đều xác định phân khúc khách hàng mục tiêu, giàu tiềm năng để hướng đến.
Cụ thể:

+) Booking.com OTA:

– Quy mô: hơn 1,5 triệu lượt phòng bán mỗi ngày trên toàn cầu

– Đối tượng khách: thường là khách book phòng khách sạn ở đa dạng nhu cầu, từ bình dân/ dorm cho đến cao cấp 5 sao, phần lớn là khách châu Âu

+) Agoda OTA:

– Quy mô: phổ biến trên toàn cầu

– Đối tượng khách: mạnh ở thị trường
châu Á-Thái Bình Dương, bán phòng khách sạn bình dân cho đến resort 5 sao

+) Airbnb OTA:

-Quy mô: phổ biến trên toàn cầu

– Đối tượng khách: mạnh về bán phòng homestay, căn hộ dịch vụ cao cấp

+) Expedia/ Hotels.com OTA:

– Đối tượng khách: phát triển nhất ở
thị trường Âu Mỹ (Bắc Mỹ)

+) Luxstay OTA:

– Quy mô: 510.000 listing trên toàn thế giới, phổ biến nhất tại Việt Nam

– Đối tượng khách: khách Việt trẻ tuổi, ở phân khúc trung – cao cấp, bán phòng homestay, căn hộ dịch vụ, biệt thự du lịch.

+) Traveloka OTA:

– Quy mô: + 100.000 listing trên toàn thế giới

– Đối tượng khách: phần lớn là người châu Á, đông nhất là Đông Nam Á và đang phát triển sang thị trường Âu Mỹ

Cơ chế tính hoa hồng các kênh thông tin về OTA uy tín nhất hiện nay

Nhìn chung, gần như mọi kênh thông tin về OTA đều tính hoa hồng dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) theo thỏa thuận thu được từ mỗi booking thành công. Nghĩa là: khi khách đặt phòng trên kênh thông tin về OTA nhất định, thực hiện thanh toán (trước hoặc sau khi check-in/ check-out) với hóa đơn chi phí chi tiết tương ứng thì kênh thông tin về OTA sẽ nhận được một khoản hoa hồng cụ thể theo thỏa thuận. Trường hợp khách đặt phòng nhưng không đến, hủy đặt phòng thì tùy vào chính sách hoàn hủy của cơ sở lưu trú đó hiển thị trên kênh thông tin về OTA mà kênh này sẽ tính hoa hồng hoặc không cùng với tỷ lệ % đã thỏa thuận.

Đừng bỏ lỡ: Cơ chế thu hoa hồng các kênh thông tin về OTA phổ biến nhất hiện nay

Tuy nhiên, khác biệt nằm ở chỗ, mỗi kênh thông tin về OTA sẽ có mức tỷ lệ hoa hồng khác nhau. Hầu hết các trang lớn như Agoda, Traveloka, khi đăng ký mới hoa hồng đều ở mức 20%:

– Booking: từ15%

– Agoda: 20%

– Expedia: 15-18%

– Airbnb: 3%

– Luxstay: 15%

– Traveloka: 18-20%

– Vntrip: từ 15%

– Mytour: từ 15%…

Một số kênh thông tin về OTA cho phép cơ sở lưu trú deal mức hoa hồng lên cao hơn để hiển thị ở vị trí ưu tiên hoặc xuống mức thấp hơn nếu cơ sở đó uy tín và đã có lượng booking ổn định.

Việc vận hành, đăng ký mở bán phòng trên các kênh OTA tuy không khá khó, tuy nhiên cần phải có đội ngũ chuyên viên có kiến thức sâu rộng set up, hướng dẫn vận hành thì cơ sở lưu trú của Quý vị mới có thể khai thác tối ưu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và triển khai hệ thống bán phòng toàn cầu ngay hôm nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực du lịch, marketing & sales, SEO, khi hợp tác về OTA với chúng tôi thì Quý vị sẽ đi đúng đường, đi nhanh hơn, đi xa hơn.

Xem thêm bài viết về kiến thức OTASeri hướng dẫn SALES OTA  (dành cho CSLT/ chủ nhà/ host):

Bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích (dành cho du khách):

Link đặt dịch vụ uy tín: Agoda | Booking.com | Go2joy | Expedia | Dichung | Mytour | Traveloka | VNtrip | Vexere | Vietravel | Bambooairways | bestprice

Trần Xuân Lộc Blog cung cấp những thông tin du lịch hữu ích, bạn có thể đặt dịch vụ du lịch trực tuyến ngay tại blog của chúng tôi từ các đối tác lớn cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam và thế giới. Nếu cần tư vấn bạn có thể để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ. Chúc bạn có những chuyến đi thú vị!

TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam

Mutual là gì và 4 điều nhân sự ngành du lịch cần biết

Nhân sự ngành du lịch những năm gần đây có lẽ đã được nghe nhiều đến thuật ngữ VTOS, Mutual… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác nghĩa của nó là gì, mutual là gì, có ích lợi ra sao?… Bài viết này, tranxuanloc.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này và những điều liên quan hữu ích cho nghề.

Thật ra, Mutual nếu đứng riêng lẻ và Google dịch sang tiếng Việt thì chỉ có nghĩa là “chung” hay “qua lại/ lẫn nhau”. Vì thế, nó không có ý nghĩa gì đối với ngành du lịch dịch vụ nói chung. Chi tiết hơn, ta không chỉ tìm hiểu mutual là gì, mà cần giải thích rõ nghĩa của cả cụm thuật ngữ: Mutual Recognition Arrangement là gì.

Mutual Recognition Arrangement là gì?

Mutual recognition arrangement – Tourism professtional, viết tắt là MRA – TP, hiểu là thỏa thuận thừa nhận lẫn
nhau về nghề du lịch và liên quan giữa các nước trong khối ASEAN. Hiểu một cách
đơn giản, nhân sự có kỹ năng thuộc ngành du lịch – khách sạn & nhà hàng thuộc
nước này có thể được di chuyển, dịch chuyển sang làm việc tại các nước khác
trong khu vực Đông Nam Á nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định tương ứng
liên quan theo từng ngành nghề.

Được biết, đây là thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau thứ 8 mà khối ASEAN đã ký kết với nhau về các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm:

– Dịch vụ kỹ thuật (tháng 12/ 2005)

– Dịch vụ điều dưỡng (tháng 12/ 2006)

– Dịch vụ kiến trúc và dịch vụ khảo
sát (tháng 11/ 2007)

– Hành nghề y, nghề nha khoa và dịch
vụ kế toán (tháng 2/ 2009)

– Hành nghề du lịch (tháng 11/ 2012)

Tiêu chuẩn nhân sự nghề du lịch theo MRA – TP

Người lao động (NLĐ) thuộc ngành du lịch – khách sạn & nhà hàng tại 1 nước trong khối ASEAN muốn sang 1 nước ASEAN khác làm việc thì phải được nước đó công nhận và cho phép trong trường hợp thỏa
mãn các điều kiện sau:

– NLĐ có thể làm việc tại 1 trong 32 lĩnh vực dịch vụ khách sạn và lữ hành theo quy định của MRA – TP, trừ Hướng dẫn viên du lịch

– NLĐ phải được đào tạo, đồng thời có Chứng nhận trình độ du lịch tương ứng với điều kiện vẫn còn hiệu lực.

– NLĐ phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành của nước sở tại.

Ích lợi – Thách thức cho nhân sự nghề du lịch Việt Nam khi ký kết MRA –
TP

* Ích lợi

Rõ ràng, việc Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong khối ASEAN mang lại nhiều ích lợi nhìn thấy cho nhân sự nghề. Cụ thể:

– Tạo ra khung tiêu chuẩn nghề nghiệp chung, áp dụng cho nghề du lịch của cả khối ASEAN, đảm bảo độ chuyên nghiệp và phù hợp cao, giúp nhân sự dễ dàng làm quen với môi trường công việc mới tại một
nước khác

– Mở rộng môi trường làm việc cho nhân sự nghề du lịch dịch vụ là người Việt, có thể di chuyển sang làm việc quốc tế tại các nước khác trong khối

– Tăng cơ hội được đào tạo và nâng cao tay nghề nhờ học hỏi, rèn luyện và kết hợp kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ trong cùng một công việc giữa các nước

– Tạo điều kiện nhận được mức thu nhập và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn

* Thách thức

Tuy nhiên, MRA – TP cũng mang đến những thách thức không nhỏ:

– Tăng khả năng cạnh tranh khi tìm việc trong nghề du lịch, không chỉ với người Việt mà còn cả nhân sự đến từ các nước khác trong khối

– Dễ bị đào thải nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc hiệu suất và kinh nghiệm thấp hơn.

6 bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp cho lĩnh vực du lịch – khách sạn & nhà
hàng

Tương ứng với từng ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực du lịch – khách sạn & nhà hàng sẽ là bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp tương ứng theo tiêu chuẩn VTOs – Tourism Occupational Skills Standards được hỗ trợ hoàn thành bởi Liên minh châu Âu. Cụ thể:

– 4 tiêu chuẩn thuộc phân ngành lưu
trú du lịch gồm:

+ Lễ tân

+ Phục vụ nhà hàng

+ Chế biến món ăn

+ Buồng phòng

– 2 tiêu chuẩn thuộc phân ngành lữ
hành gồm:

+ Đại lý du lịch

+ Điều hành tour

Mỗi tiêu chuẩn trên sẽ gồm có 32 chức danh nghề nghiệp theo cấp bậc là Trưởng bộ phận – Giám sát bộ phận – và các vị trí nghiệp vụ chi tiết khác.

Trên đây là giải nghĩa Mutual là gì hay Mutual recognition arrangement – Tourism professtional (MRA – TP) là gì, cũng như những ích lợi và thách thức tương ứng đối với nhân sự nghề du lịch. Hy vọng những thông tin chi tiết này sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định thử sức với môi trường quốc tế, tuy nhiên, ngoài kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành thì bạn cũng cần đảm bảo tính toàn diện về khả năng ngoại ngữ, giao tiếp và kỹ năng mềm… để có thể cạnh tranh và tìm được việc làm tốt nhất.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

5S là gì? Tại sao khách sạn nên áp dụng 5S vào quản lý nhân viên?

Phần đa các nhà quản lý đều đã ít nhất 1 lần nghe qua thuật ngữ 5S, thậm chí đang áp dụng thực tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác 5S là gì? Tại sao khách sạn nên áp dụng 5S vào quản lý nhân viên? Tác dụng của việc đó như thế nào? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng tranxuanloc.com tìm hiểu nhé!

Môi trường làm việc thân thiện là mơ ước chung của hầu hết nhân viên khi ứng tuyển vào một doanh nghiệp cụ thể, bên cạnh bị thu hút bởi mức lương cao hay chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Và 5S là một trong những công cụ hữu ích mang lại hiệu quả như thế. Hiểu 5S là gì và tác dụng cụ thể sẽ giúp các nhà quản lý dễ hình dung cũng như định hướng công việc cụ thể, phù hợp.

WEBSITE OTA VIỆT NAM

Zalo
Cảnh báo: Hiện nay có rất nhiều đơn vị SỬ DỤNG LẠI các THÔNG TIN NỘI DUNG ĐÀO TẠO của KHÓA HỌC SALE OTA TỪ OTAVN mà không đảm bảo chất lượng và hỗ trợ về sau. Các bạn muốn đăng ký học SALE OTA uy tín hãy liên hệ trực tiếp với OTA Việt Nam. OTAVN có xây dựng các hình thức đào tạo trực tiếp offline cho doanh nghiệp, đào tạo 1-1 từ xa và tự học online. Chúng tôi có 2 tên miền là: otavietnam.com và tranxuanloc.com (founder) có chia sẻ và đăng tải các thông tin liên quan về OTA/ Sale OTA/ Digital Marketing/ Thiết kế website... Với khách hàng/ đối tác đã sử dụng dịch vụ của OTAVN sẽ được HỖ TRỢ MIỄN PHÍ các vấn đề phát sinh, tư vấn giải đáp sau khi đã hoàn thành khóa học hoặc sau khi đã sử dụng dịch vụ trọn đời. Hotline:0934552325 (iMessage/ Zalo/ Whatsapp) - Email: info@scovietnam.com